Bộ Y tế họp báo về nCoV: Virus corona sợ ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và gió
GiadinhNet - Khi ra ngoài môi trường, virus tồn tại trên các bề mặt (gỗ, vải, kim loại...) khá lâu, nếu ta sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mũi, mắt, miệng… là đường lây truyền nCoV đáng quan ngại.
Thế giới có 907 ca nhiễm nCoV đã bình phục, xuất viện
Chiều 5/2, Bộ Y tế tổ chức buổi cung cấp thông tin dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của viurs corona – nCoV.
Thông tin tại đây cho thấy, tính đến 14h ngày 5/2, trên thế giới có hơn 24.500 ca mắc nCoV, 493 ca tử vong, 3.223 ca nguy kịch. Đặc biệt, đã có 907 ca bình phục, xuất viện.
Tại Việt Nam, số liệu mới nhất cho thấy đã phát hiện 10 ca nhiễm; 3 ca khỏi, xuất viện (TP HCM, Thanh Hoá, Khánh Hoà). Việt Nam là một trong 28 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc nCoV.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thông tin tới báo chí chiều 5/2.
ThS Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua, khen thường (Bộ Y tế) cho biết, cũng tại nước ta, hiện có 409 ca nghi ngờ, trong đó 347 đã loại trừ (xét nghiệm âm tính với nCoV), 52 ca cách ly; hiện có 349 ca đang theo dõi do tiếp xúc gần.
Về đường dây nóng của Bộ Y tế, đã tiếp nhận 43.467 cuộc, tỷ lệ kết nối thành công gần 97%. Có những thời điểm như 19h ngày 2/2/2020, có 2.700 cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế. Hầu hết các cuộc gọi liên quan đến cách sử dụng khẩu trang, nước rửa tay, dấu hiệu mắc nCoV…
Virus nCoV sợ những gì?
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, dịch corona virus bắt đầu xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay con số mắc nCoV tăng rất nhanh, con số tử vong tăng từng ngày.
Hôm nay, trên thông tin đại chúng, cho thấy bên Trung Quốc có thông tin khả quan, con số nghi nhiễm giảm đi, trong khi con số chữa khỏi tăng lên. Trung Quốc đang rất kỳ vọng vào các giải pháp phòng chống nCoV.
Chia sẻ thông tin về loại virus mới này, GS Nguyễn Thanh Long cho biết, nhiều thông tin chia sẻ, cho thấy chủng virus này cùng họ coronavirus. Trong chủng này có 6 nhóm lớn, nCoV chính là nhóm thứ 7.

Xịt nước rửa tay sát khuẩn cho nhân viên y tế tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Võ Thu
Trong nhóm coronavirus có 3 đợt dịch: SARS 2003, MERS- CoV và New coronavirus –nCoV.
"Khả năng lây lan của virus này có thể nói là rất nhanh. Người ta cho rằng phải triển khai các biện pháp cần thiết thì mới khống chế được" – GS Long nói.
3 phương thức lây truyền chủ yếu: (1): Qua không khí (lây qua tiếp xúc giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp của chúng ta); (2): Lây trực tiếp (khi tiếp xúc trực tiếp ngừoi bệnh, ngay cả bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng bệnh vẫn bị lây); (3): Lây truyền từ các bề mặt bị nhiễm bẩn.
Khi ho, hắt hơi ra ngoài môi trường, virus này không lơ lửng trên không khí (nguy cơ mức độ thấp) mà chủ yếu lây qua tiếp xúc. Khi ra ngoài, virus tồn tại trên các bề mặt khá lâu, khi ta sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mũi, mắt, miệng… là đường lây truyền đáng quan ngại.
Thêm một đường nữa được các nhà khoa học báo cáo là qua đường phân, thường trong chăm sóc người lây nhiễm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phòng bệnh do nCoV phải kết hợp tất cả các biện pháp. Trong đó, WHO luôn khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Vì 10 phút một lần, con người lại có thói quen đưa tay lên mặt, không nằm trong ý thức mà trong tiềm thức. Ngoài ra, vệ sinh bề mặt, tránh tiếp xúc đám đông, tiếp xúc người bị bệnh là rất quan trọng.
Cũng tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chia sẻ nhận định của WHO: Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa thấy có lợi ích bảo vệ với những người chưa bị bệnh.
"Khẩu trang chỉ là một phần để dự phòng bệnh thôi. Virus này nhạy cảm ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, sợ cả gió nữa (thông thoáng khí) nên phải mở cửa sổ để tạo thông thoáng khí" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Võ Thu

Thương tâm bé gái 5 tuổi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu – mặt, với hơn 10 vết thương, trong đó có một vết sâu in rõ dấu răng chó.

Nữ bệnh nhân nguy kịch sau uống thuốc mua trên mạng
Y tế - 10 giờ trướcNữ bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì trước đó đã mua thuốc chữa tiểu đường dạng viên do người quen giới thiệu trên mạng về uống.

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 2 ngày trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích
Y tế - 2 ngày trướcHai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 3 ngày trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 3 ngày trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 4 ngày trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 5 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 5 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tếBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.