Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
GĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Trước tình hình gia tăng các ca mắc bệnh cúm, sởi và bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong nước và trên thế giới, Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương kêu gọi chính quyền các cấp, các tổ chức và người dân chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia, trong khi các hội chứng cúm và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng có dấu hiệu tăng nhanh từ cuối năm 2024, đặc biệt tại khu vực Bắc bán cầu.
Tại Việt Nam, số ca mắc cúm đã có sự gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025, nhưng chưa có đột biến so với các năm trước. Trong đó, các chủng virus cúm phổ biến là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi có xu hướng giảm so với tháng 12/2024 nhưng vẫn có sự gia tăng tại một số địa phương.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Ảnh minh họa.
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa đông - xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tiêm chủng. Rà soát và tổ chức tiêm bù, tiêm vét vaccine sởi cho các đối tượng chưa tiêm hoặc chưa đủ mũi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để tăng cường miễn dịch cộng đồng.
Khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm và tiêm vaccine có thành phần sởi, rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm, sởi và các bệnh đường hô hấp cấp tính. Giám sát nghiêm ngặt các trường hợp nghi ngờ tại bệnh viện, trường học, khu công nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp gia tăng ca bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh truyền thông và khuyến cáo phòng bệnh. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt tại trường học, khu công nghiệp, địa điểm du lịch và nơi công cộng. Khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố cần yêu cầu các cơ sở giáo dục, khu công nghiệp, trung tâm thương mại và các địa điểm công cộng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Giám sát sức khỏe học sinh, người lao động và phổ biến hướng dẫn phòng bệnh cá nhân.
Bộ Y tế đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan và người dân cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa các ca bệnh nặng và tử vong.

Con trai 8 tuổi nghịch dại, bố 51 tuổi đau đớn vì bị vỡ đôi tinh hoàn
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đang ngủ, người đàn ông này bị con trai 8 tuổi dùng đồ chơi bằng gỗ đập vào bìu. Ông được đưa đến viện trong tình trạng sưng đau, bầm tím vùng bẹn bìu bên trái.

Triển khai tiêm bù cho trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế ban hành và triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh sởi.

5 khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đưa ra 5 khuyến cáo.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường, ép tim cấp cứu thanh niên bị điện giật ngưng thở
Y tế - 2 giờ trướcMạng xã hội chia sẻ clip các lực lượng đã đẩy băng ca y tế chạy cả đoạn đường dài kèm ép tim liên tục để cứu sống một nam thanh niên bị điện giật ngưng thở, ngưng tim.

Ngã từ độ cao 4 mét, người phụ nữ mất hoàn toàn khả năng vận động
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Sau cú ngã mạnh, chị Y bị chấn thương nặng, đau dữ dội phần cột sống lưng, mất vận động nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Gần 10.000 nhân viên công tác xã hội hoạt động tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 20/03, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Công tác xã hội (CTXH) trong ngành y tế năm 2025 “Phối hợp liên ngành trong phát triển hoạt động CTXH ngành Y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu với bàn tay bị kẹt trong máy xay thịt
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng bị sốc do đau, bàn tay phải vẫn bị kẹt trong máy xay thịt.

Hà Nội triển khai quản lý chi phí Khám chữa bệnh BHYT và quy định chức năng, nhiệm vụ của 2 Trung tâm Y tế
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có công văn về việc thực hiện dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 theo Quyết định số 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ca phẫu thuật 5 tiếng đồng hồ cho cô gái trẻ mắc bệnh 'xương hóa đá'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thành công cho một nữ người bệnh (28 tuổi, ở Bắc Giang) mắc căn bệnh cực hiếm gặp "xương hóa đá".

Bệnh sởi lây lan nhanh, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các chuyên gia y tế nhận định, sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Người phụ nữ 34 tuổi bị biến dạng ngực nghiêm trọng, hoại tử sâu sau điều trị ung thư vú
Y tếGĐXH - Chỉ trong thời gian ngắn, khối u của bệnh nhân từ một vùng gồ nhẹ tại vết mổ cũ đã phát triển thành tổn thương lớn gây biến dạng hoàn toàn vùng ngực, hoại tử sâu, chảy máu ồ ạt.