3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi
GĐXH - Cả 3 trẻ đến viện với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực, nhiều dịch mũi...
Ngày 6/2, thông tin từ Hệ thống Y tế Medlatec cho biết, mới đây, đơn vị này đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 chị em trong một gia đình. Trong đó, hai trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị.
Theo đó, cả 3 bệnh nhi đến khám với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính tăng dần.
Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả 3 trẻ. Trong đó, 2 bé gái có tình trạng nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các bilan viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) tăng và CRP cao. Chụp CT phổi có hình ảnh tổn thương viêm phổi.
Riêng bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
2 bệnh nhi nhập viện được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi.
Sau 7 ngày điều trị nội trú tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.
Dấu hiệu cảnh báo cúm A
Theo ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2, cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm tới 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người. Các chủng virus cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó, H5N1 và H7N9 xuất hiện ở gia cầm nhưng có khả năng lây sang người, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành đại dịch.
Virus cúm A có thể lây từ gia cầm mắc bệnh sang người khi có tiếp xúc gần, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, virus trong cơ thể sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến nước bọt với phạm vi lên tới 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, hoặc trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, virus cúm A còn tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, quần áo, điện thoại, bát đũa và các vật dụng hàng ngày. Thói quen dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Virus cúm có thể sống sót trên các bề mặt này đến 48 giờ, tạo điều kiện cho sự lây lan trong cộng đồng.
BS Ngọc cho biết, người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: Sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu chảy.
Phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh lý nền) có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.
Nếu phụ nữ mang thai nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hay bệnh lý van tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo vị chuyên gia này, một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do virus cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.
Biện pháp phòng ngừa cúm cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh cúm, các chuyên gia khuyến cáo, người có bệnh nền, người cao tuổi, trẻ em, người suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trong mùa cúm. Đặc biệt, nên tuân thủ một số biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình:
Tiêm phòng: Tiêm vaccine cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Vaccine giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch chống lại các chủng virus cúm phổ biến trong năm đó.
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị cúm. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà để tránh lây lan sang người khác.
Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc, điện thoại. Virus cúm có thể sống trên các bề mặt này trong một thời gian dài, do đó việc vệ sinh kỹ càng là rất cần thiết.
Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress để tăng cường hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh là cách tốt nhất để chống lại bệnh tật.
Bé gái 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi 14 tuổi đến bệnh viện thăm khám và được phát hiện mắc đa polyp buồng tử cung, đây là trường hợp hiếm gặp.
5 lưu ý về chế độ ăn lành mạnh
Sống khỏe - 7 giờ trướcChế độ ăn uống sai cách là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra rủi ro cho sức khỏe. Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ và giúp kéo dài tuổi thọ.
Nhiều người mắc cúm chuyển nặng nhanh, nguy kịch, chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay việc này
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, nhiều người mắc cúm có biến chứng nặng, suy hô hấp nhanh, thậm chí nguy kịch.
Sữa bột Kidsmix Advanced: Công thức giúp trẻ phát triển toàn diện
Sống khỏe - 10 giờ trướcKidsmix Advanced được đánh giá là có bước tiến mới trong ngành sữa công thức bởi sữa được tối ưu hóa từ những nghiên cứu khoa học hàng đầu, mang đến nguồn dinh dưỡng toàn diện, hỗ trợ trẻ phát triển vượt trội cả về chiều cao, cân nặng và hệ miễn dịch.
3 mẹo hỗ trợ thải độc gan sau Tết
Sống khỏe - 12 giờ trướcMột số điều đơn giản làm thường xuyên sẽ hỗ trợ cơ thể tăng cường tốt chức năng tự thải độc, từ đó giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Diễn viên Từ Hy Viên ép cân khắc nghiệt để giảm cân sau sinh, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Để giảm cân, Từ Hy Viên từng nhịn hoàn toàn bữa tối và chỉ ăn 2 lát thịt vào buổi trưa khiến cơ thể không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động, dẫn đến suy nhược và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Loại sô cô la giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Sống khỏe - 15 giờ trướcĂn sô cô la có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không? Bằng chứng nghiên cứu mới là có nhưng còn phụ thuộc vào loại sô cô la mà bạn chọn.
Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ thừa nhận có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Thời điểm đột quỵ, người bệnh có uống rượu...
Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy; phổi tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng.
Nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27 có 2 biểu hiện điển hình rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nam diễn viên qua đời vì bệnh nhiễm trung hệ thần kinh trung ương có biểu hiện không khỏe, đau đầu và sốt. Sau đó, tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn...
3 vị thuốc trị đầy bụng, khó tiêu
Bệnh thường gặpĐông y có nhiều vị thuốc đơn giản, hiệu quả giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường gặp trong dịp Tết, hỗ trợ tiêu thực tích và quá trình tiêu hóa.