Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế phối hợp với TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm 800.000 liều vaccine

GiadinhNet - Chiều 16/6, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc cùng Sở Y tế TP.HCM về việc xây dựng kế hoạch và các công tác chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng 800.000 liều vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.

Bộ Y tế phối hợp với TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm 800.000 liều vaccine - Ảnh 1.

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, Bộ Y tế đánh giá cao sự phối hợp giữa ngành y tế TP.HCM với các bộ phận trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn trong công tác tiêm chủng khi các đợt tiêm chủng được triển khai thành công, nhanh chóng, đúng kế hoạch, đúng đối tượng theo Nghị quyết 21 và đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Về kế hoạch tiêm chủng trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, theo chỉ đạo từ Ban chỉ đạo tiêm chủng Quốc gia trong tổng số vaccine phòng COVID-19 được đưa về Việt Nam trong đợt này, TP.HCM sẽ được phân bổ ít nhất 800.000 liều. Tối 16/6, vaccine về đến Hà Nội và trong sáng ngày 17/6 sẽ được chuyển tới TP.HCM. 

Đồng thời Ban chỉ đạo tiêm chủng Quốc gia cũng chỉ đạo ngành y tế TP.HCM cần xây dựng kế hoạch xây triển khai tiêm chủng vaccine theo đúng tinh thần của chiến dịch tiêm chủng (trong thời gian 5-7 ngày). Kế hoạch tiêm chủng cần cụ thể về phân bổ số lượng, đối tượng tiêm chủng, lịch tiêm chủng, kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng, kế hoạch ứng trực cấp cứu…

Bộ Y tế phối hợp với TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm 800.000 liều vaccine - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Trưởng Sơn chủ trì cuộc họp. Ảnh: Khôi Nguyễn

Chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng 800.000 liều

Báo cáo về kế hoạch triển khai tiêm chủng tại TP.HCM, BS.CKII Nguyễn Hoài Nam – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ trước đó ngành y tế TP đã xây dựng các kế hoạch triển khai tiêm chủng với nhiều kịch bản khác nhau, dựa trên số lượng vaccine được phân bổ từ 500.000 liều cho đến 10.000.000 liều, nhằm sẵn sàng huy động nhanh chóng các lực lượng để thực hiện chiến dịch tiêm chủng phù hợp.

Đối với kế hoạch tiêm chủng 800.000 liều được phân bổ trong đợt thứ 4, ngoài các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, TP dự kiến thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng như người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.

Về việc tổ chức tiêm chủng, Thành phố dự kiến tổ chức các điểm tiêm chủng trong cộng đồng bao gồm các điểm tiêm chủng tại Trung tâm y tế, Trạm y tế, các điểm tiêm lưu động với khoảng 1000 điểm tiêm/ngày, tại mỗi điểm có thể thực hiện tiêm chủng cho 200 người/ngày, tổng công suất đạt mức 200.000 người/ngày. 

Để thực hiện kế hoạch đó Thành phố sẽ huy động tổng lực các lực lượng từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn TP.HCM, các bệnh viện đa khoa thành phố, quận, huyện; các đơn vị bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế, trạm y tế… để đáp ứng quy mô, tiến độ đã đề ra.

Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng được thực hiện nhằm đảm bảo các điểm tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định; đảm bảo yêu cầu về giãn cách, an toàn phòng chống dịch COVID-19; thực hiện sàng lọc đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tư vấn đầy đủ cho đối tượng được chủng; thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm chủng.

Đối với các phản ứng bất lợi sau tiêm, tại tất cả các điểm tiêm sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu; Bố trí lực lượng cấp cứu để theo dõi nhằm xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm với lực lượng mỗi đội gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng; Tổ chức các đội cấp cứu lưu động tại mỗi địa bàn sẵn sàng vận chuyển người đến bệnh viện khi cần thiết; đồng thời cũng tổ chức theo dõi sau tiêm, cung cấp số điện thoại của cơ sở tiêm chủng để người được tiêm chủng liên hệ khi cần…

Đảm bảo an toàn tiêm chủng

Góp ý cho kế hoạch tiêm chủng từ Sở Y tế TP.HCM, TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng- Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ, việc xây dựng kế hoạch tiêm chủng cần đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành; Quá trình tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm phải đảm bảo các quy định phòng dịch, bên cạch việc chủ động xây dựng danh sách để phân chia các đối tượng tiêm theo từng nhóm, từng mốc thời gian để hạn chế sự tập trung đông người thì phòng chờ theo dõi sau tiêm cũng cần được bố trí phù hợp về không gian, cách bố trí, đồng thời tuân thủ các quy định về việc đeo khẩu trang; Nên xây dựng hệ thống Hotline cũng như số điện thoại tư vấn để người được tiêm chủng có thể liên hệ khi cần, việc xây dựng các hệ thống này cần đảm bảo về khả năng tiếp nhận từ hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí có thể lên đến hàng ngàn cuộc gọi đồng thời để đáp ứng khi triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn; Sẵn sàng công tác đáp ứng, cấp cứu các trường hợp phản ứng sau tiêm ở mức độ nặng; Thực hiện tốt việc truyền thông về công tác tiêm chủng.

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM góp ý, trước mắt Sở Y tế TP.HCM cần nhanh chóng hoàn thành tiêm chủng với lượng vaccine được cấp trong đợt 3 như một lần thực hiện, diễn tập chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch tiêm chủng 1000 điểm tiêm với 200.000 người được tiêm chủng/ ngày sắp tới. Vận dụng các nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu có sẵn vào kế hoạch tiêm chủng để thông tin về thời gian, địa điểm đến đối tượng được tiêm cụ thể để hạn chế sự tập trung đông người, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch. 

Đối với các đối tượng trên 65 tuổi thì cần xin ý kiến chỉ đạo để đảm bảo quy định về mặt pháp lý. Cân nhắc việc triển khai kế hoạch tiêm chủng lưu động tại các địa điểm như trường học, nhà văn hóa… để tận dụng tối ưu các nguồn lực ứng trực, cấp cứu… đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các nhân lực trực tiếp giải đáp thông tin liên quan tiêm chủng cần có quy chuẩn, hướng dẫn chung đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác, nhất quán. Cần có kế hoạch tập huấn cho các lực lượng tham gia tiêm chủng… Đồng thời cũng cần có kế hoạch chuẩn bị trang thiết bị, vật tư phục vụ các công tác tiêm chủng.

Bên cạnh đó các chuyên gia từ Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cũng đã có nhiều ý kiến góp ý giúp hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng để có thể nhanh chóng triển khai trong thực tiễn.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kết luận: Sở Y tế TP.HCM và các đơn bị có liên quan cần nhanh chóng khẩn trương triển khai tổ chức các điểm tiêm, lập danh sách đối tượng tiêm, xây dựng lịch tiêm chủng, cơ sở đảm bảo an toàn tiêm chủng, hệ thống truyền thông trước tiêm chủng và xây dựng hotline giải đáp thắc mắc sau tiêm chủng.

Theo đó, đề nghị Sở Y tế TP.HCM bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tổng quát cho chiến dịch tiêm chủng cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho chiến dịch tiêm chủng. Xin ý kiến chỉ đạo đối với các đối tượng tiêm không thuộc Nghị quyết 21, với trường hợp người trên 65 tuổi và nhóm đối tượng công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất giao Bộ phận thường trực đặc biệt thực hiện văn bản gửi Bộ Y tế để xin ý kiến; Dựa trên tiến độ dự kiến của vắc xin, danh sách đối tượng tiêm chủng phải được hoàn thành trong ngày 18/6, với đầy đủ các thông tin về nhóm đối tượng, địa chỉ, nơi làm việc, địa điểm tiêm…; Với kế hoạch huy động 1000 điểm tiểm (bàn tiêm) cần được thể hiện rõ, phù hợp các quy định hiện hành.

Xây dựng kế hoạch tổ chức các điểm tiêm lưu động trên các địa điểm rộng rãi (trường học, nhà văn hóa..), có thể bố trí nhiều bàn tiêm để tận dụng khả năng hỗ trợ y tế, cấp cứu… đối với các điểm tiêm tại trạm y tế, cơ sở y tế cũng có thể lựa chọn triển khai nếu đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu;

Đồng thời cần xây dựng lịch tiêm chủng cho từng nhóm đối tượng để hạn chế sự tập trung đông người Phòng chờ sau tiêm nên bố trí các ghế ngồi có lưng dựa; Hotline cần phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giải đáp thắc mắc của các đối tượng được tiêm.

Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Bệnh viện Chợ Rẫy làm đầu mối phụ trách làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn lực hỗ trợ TP.HCM triển khai kế hoạch tiêm chủng; Giao trường Đại học Y Dược TP.HCM đảm nhận công tác tổ chức tập huấn cho toàn bộ các lực lượng tham gia kế hoạch tiêm chủng, hoàn tất trong ngày 18/6.

Đối với công tác chuẩn bị tổ chức các đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng cấp cứu các trường hợp phản ứng sau tiêm; dựa trên kế hoạch về địa điểm tiêm sẽ tiến hành rà soát và bố trí lực lượng nhân sự, xe cấp cứu cho phù hợp, trong trường hợp còn thiếu sẽ tiến hành từ các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn để hỗ trợ.

 Khôi Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 15 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top