Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Thứ tư, 21:37 18/09/2024 | Y tế

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Người di cư là nhóm dễ bị tổn thương, chưa được tiếp cận với dịch vụ y tế cần thiết

Theo các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có nguồn xuất khẩu lao động lớn, đặc biệt trong bối cảnh người dân có nhu cầu cao trong tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng trở lại của lao động di cư quốc tế, với khoảng 155.000 công dân Việt Nam tìm được việc làm ở nước ngoài chỉ trong năm 2023, tương đương với gần 1/3 số lao động mới gia nhập thị trường lao động.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức và bà Park Mi-Hyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác vào chiều 18/9.

Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực ASEAN, gánh nặng về các vấn đề sức khỏe ở Việt Nam vẫn rất phức tạp, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, rủi ro sức khỏe nghề nghiệp và chấn thương, thách thức về sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như bệnh tim mạch và tiểu đường), và các vấn đề về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Các bệnh truyền nhiễm như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bệnh lao và sốt rét tiếp tục là những mối lo ngại đáng kể.

Hơn nữa, việc đạt được mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) vẫn đầy thách thức và thậm chí còn khó khăn hơn đối với người di cư.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư- Ảnh 2.

Trong những năm gần đây, Bộ Y tế và IOM đã tích cực hợp tác trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe cho người di cư.

Các nghiên cứu gần đây do IOM thực hiện trong khu vực đã nhấn mạnh những thách thức mà người di cư xuyên biên giới phải đối mặt khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm rào cản ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế di chuyển giữa các quốc gia và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên biên giới chính thức cho bệnh nhân là người di cư.

Do đó, người di cư sẽ dễ bị tổn thương hơn trong các tình huống khẩn cấp trong đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết.

Tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người di cư

Phát biểu tại buổi lễ, TS Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, năm 1988, Tổ chức Di cư Quốc tế đã hợp tác với Bộ Ngoại giao và Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai thực hiện các hoạt động của Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người di cư.

Đến nay, các hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ việc đi lại của những người di cư tại Việt Nam. Đây cũng là cột mốc quan trọng cho quan hệ hợp tác gắn bó, lâu dài giữa Việt Nam và IOM trong lĩnh vực y tế.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu tại buổi lễ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức, trong những năm gần đây, Bộ Y tế và IOM đã tích cực hợp tác trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe cho người di cư, bao gồm các hoạt động như nâng cao nhận thức về sức khỏe của người di cư, điển hình là sự hình thành của Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư Việt Nam.

Đây là Nhóm Kỹ thuật liên Bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập vào tháng 5/2021. Nhóm đã phát hành và chia sẻ 23.500 cuốn Sổ tay sức khỏe cho các lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm nỗ lực nâng cao nhận thức, hiểu biết của người di cư, đặc biệt là các lao động Việt Nam ở nước ngoài đối với sức khỏe và thông tin y tế tại nước sở tại.

Bên cạnh đó, hai bên đã tăng cường hợp tác song phương trong công tác kiểm soát bệnh lao qua biên giới cũng như chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Năm 2024, IOM đã hỗ trợ cơ quan y tế của Việt Nam và Vương quốc Campuchia tổ chức hội thảo song phương về công tác chuẩn bị và ứng phó với các dịch bệnh bùng phát.

Ngoài ra, IOM đã hỗ trợ tăng cường hợp tác khu vực, thông qua các hội thảo khu vực về di cư và sức khỏe người cư nhằm nâng cao sức khỏe của người di cư. Đồng thời hỗ trợ Việt Nam cũng như ngành y tế trong việc thực hiện Thỏa thuận Toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 402/QĐ-TTg ngày 20/03/2020.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư- Ảnh 4.

Lãnh đạo Bộ Y tế và IOM chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, bà Park Mi-Hyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kịp thời này nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, phù hợp với các mục tiêu của Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

"Trong một thế giới ngày càng có nhiều người dịch chuyển, sự hợp tác và quan hệ đối tác là rất quan trọng để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư. Người di cư khỏe mạnh góp phần tạo nên cộng đồng khỏe mạnh", bà Park Mi-Hyung chia sẻ.

Cũng theo Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam, thỏa thuận hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế lần này đưa ra khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực y tế giữa hai cơ quan.

Là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc về di cư an toàn, IOM cam kết hợp tác lâu dài và chiến lược với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người di cư.

Cần có các biện pháp thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của người di cưCần có các biện pháp thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của người di cư

GĐXH – Thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di cư, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác di cư quốc tế, thiết lập các địa chỉ hỗ trợ người lao động Việt Nam ở nước ngoài... nhằm tạo môi trường di cư an toàn, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 3 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau bữa tối với món nấm xào tự hái, cả 5 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và 4 người phải nhập viện cấp cứu.

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được xử trí bài niệu tích cực, giảm tiết, thải độc sau khi uống nhầm 2 ngụm nước lau sàn có thành phần acid citric.

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh...

Top