Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư trong ASEAN

Thứ hai, 18:51 26/06/2023 | Dân số và phát triển

GĐXH – Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu thảo luận và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư.

Ngày 26/6, Bộ Y tế Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế về di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN.

Di cư tạo ra những gánh nặng phức tạp về an ninh y tế cho khu vực ASEAN

Theo các chuyên gia, khu vực ASEAN từ lâu đã là điểm xuất phát, điểm trung chuyển hoặc điểm đến của người di cư và gia đình của họ. Người di cư gốc Châu Á có số lượng lớn (khoảng 106 triệu người), trong đó tổng số người di cư quốc tế cư trú ở Châu Á là 60% (khoảng 80 triệu người).

Tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư trong ASEAN - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

ASEAN là khu vực có số lượng người di cư quốc tế cao nhất ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Trong 30 năm qua, tỷ lệ di cư quốc tế trong khu vực ASEAN gia tăng đáng kể và người di cư đa dạng về giới tính, độ tuổi, khả năng, khuynh hướng tình dục và sắc tộc, và di cư vì nhiều lý do khác nhau.

Trên thực tế, di cư đã tạo ra những gánh nặng phức tạp về an ninh y tế cho khu vực ASEAN, trong đó có thể kể tới những rủi ro về bệnh truyền nhiễm, tổn thương và tai nạn nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như tim mạch và tiểu đường), các vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét vẫn là những thách thức đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Một số quốc gia trong khu vực ghi nhận tỷ lệ cao nhất về mắc bệnh lao, HIV và sốt rét.

Hiện nay, khu vực ASEAN có sự không đồng nhất về cung cấp dịch vụ y tế. Chi phí y tế dao động từ mức thấp nhất (ở Brunei) đến cao nhất (ở Cambodia). Đạt được Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) là một mục tiêu đầy thách thức ngay cả cho các công dân của các quốc gia thành viên và càng khó khăn hơn đối với người di cư.

Các nghiên cứu gần đây của IOM thực hiện tại khu vực đã xác định những rào cản mà người di cư xuyên biên giới gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ y tế, bao gồm: rào cản về ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế xuyên biên giới và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia khi người di cư cần được chữa trị.

Người di cư thậm chí dễ bị tổn thương hơn trong thời kỳ đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết, mà điều đó thể hiện rõ hơn cả khi chúng ta trải qua thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa qua.

Thúc đẩy hợp tác trong chăm sóc sức khỏe người di cư

Tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư trong ASEAN - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,6 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 67% tổng dân số. Việt Nam không chỉ là nước xuất cư mà còn là một trong những điểm đến mới nổi của di cư quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

"Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đầu tư, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người di cư. Nhiều chính sách, chương trình về sức khỏe người di cư đã được ban hành, thực hiện, nhằm bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong thụ hưởng các dịch vụ y tế", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Hội thảo Quốc tế về di cư và sức khỏe người di cư ASEAN là cơ hội rất tốt để cùng nhau nhận diện về thực trạng, xu hướng di cư và những tác động của di cư đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; chia sẻ bài học kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình khu vực nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác trong vấn đề sức khỏe người di cư.

Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM cho biết, trong một thế giới năng động với nhu cầu di chuyển ngày càng cao của con người, sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận để có thể xây dựng được các chính sách, chương trình, mô hình cụ thể nhằm nâng cao sức khỏe người di cư, hạn chế những khó khăn, thách thức, rào cản đối với người di cư.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực sức khỏe người di cư nói riêng và vấn đề di cư nói chung giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác vì sức khỏe người di cư, vì những hành trình an toàn, khỏe mạnh của người di cư ASEAN.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư: Cùng đoàn kết, chung tay chia sẻ và bảo vệ người di cưKỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư: Cùng đoàn kết, chung tay chia sẻ và bảo vệ người di cư

GĐXH – Ngày Quốc tế Người di cư được tổ chức hằng năm nhằm ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của người di cư trên toàn thế giới và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo hộ các quyền cơ bản của người di cư.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Bốn năm trước, chị Hòa bắt đầu đi chữa vô sinh. Sau 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại, tới lần thứ 3, chị đã được làm mẹ ở tuổi 52.

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghiên cứu dựa trên những người đặc biệt sống thọ ở Trung Quốc đã tiết lộ 3 lựa chọn lối sống cần thiết nếu bạn hy vọng được đón sinh nhật tuổi 100.

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, qua đó góp phần chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội… được xem là một trong những giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh trong giai đoạn hiện nay.

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa số các trường hợp polyp tử cung là lành tính nhưng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Cần làm gì để phát hiện sớm polyp tử cung?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Suy giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến tinh hoàn hoặc cũng có thể do lối sống kém khoa học gây ra.

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi biết vợ ngoại tình, người chồng lập tức đi xét nghiệm ADN của các con. Kết quả giám định cho thấy đứa trẻ anh yêu nhất không phải là con ruột.

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân, tầm soát 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến cho phụ nữ mang thai; tầm soát 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trẻ sơ sinh...

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/6, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức khám tầm soát, sàng lọc trước sinh cho 60 phụ nữ mang thai là đồng bào dân tộc thiểu số tại 15 thôn, làng đặc biệt khó khăn ở huyện Chư Sê.

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều mẹ có thể sản xuất đủ sữa mẹ để nuôi con nhưng có một số mẹ lại gặp khó khăn trong việc tiết sữa. Vậy làm cách nào để tăng tiết sữa mẹ giúp mẹ đủ sữa để nuôi con dễ dàng và khỏe mạnh?

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, do Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức ngày 18/6.

Top