Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa
GĐXH – Ngày 23/5, tại Hà Nội, Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư (MHWG) tổ chức cuộc họp thường kỳ thảo luận về kế hoạch hoạt động năm 2024 cũng như các vấn đề liên quan đến di cư, sức khỏe người di cư.
BS Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Chủ trì MHWG và bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp có các đại biểu là thành viên MHWG, các chuyên gia trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực liên quan đến di cư và sức khỏe người di cư.

Toàn cảnh buổi họp
Phát biểu khai mạc, BS Lê Thanh Dũng gửi lời cảm ơn IOM, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các thành viên MHWG và các chuyên gia đã luôn đồng hành, hỗ trợ để Nhóm Kỹ thuật tổ chức thành công nhiều hoạt động trong thời gian qua.
Theo người Chủ trì Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư, để xây dựng và triển khai tốt kế hoạch năm 2024, Nhóm mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ cũng như đưa ra các vấn đề cần quan tâm để cùng nhau làm việc có hiệu quả hơn, đồng thời khẳng định MHWG là nhóm liên ngành, luôn kết nối và ngày càng phát triển vì sức khỏe người di cư.

BS. Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Chủ trì MHWG và bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp.
Chia sẻ tại cuộc họp, ThS. Lương Quang Đảng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế, Cục Dân số, thành viên Ban Thư ký MHWG cho biết, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan đến hỗ trợ nhóm người di cư ra nước ngoài, dự kiến năm 2024, MHWG sẽ có thêm nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ nhóm di cư nội địa.
Trong đó, nổi bật có tổ chức Hội thảo về di cư nội địa và sức khỏe người di cư nội địa; hoàn thiện Sổ tay chăm sóc sức khỏe cho người lao động di cư nội địa Việt Nam; tổ chức Tọa đàm tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư làm việc ở các khu công nghiệp; tăng cường truyền thông, giáo dục về di cư và sức khỏe người di cư.

TS Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng khoa Xã hội học Y tế và Dân số, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế trình bày nghiên cứu tại cuộc họp
Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe TS Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng khoa Xã hội học Y tế và Dân số, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế trình bày về kết quả nghiên cứu Tiếp cận dịch vụ y tế của lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp.
Nghiên cứu cung cấp một số thông tin về thực trạng sức khỏe của lao động di cư tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn khảo sát, việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú của lao động di cư và một số khuyến nghị về tăng cường tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh cho lao động di cư liên quan đến sử dụng bảo hiểm y tế.
Các đại biểu tham dự đánh giá cao ý nghĩa của nghiên cứu đồng thời đưa ra nhiều ý kiến góp ý để việc chăm sóc sức khỏe cho người di cư đạt kết quả tốt nhất. Chẳng hạn như việc cải thiện các chính sách có lợi cho người lao động di cư nội địa, các cơ chế chính sách nhân rộng mở rộng mô hình trung tâm y tế, phòng khám tại khu công nghiệp cũng như bổ sung đầu tư, cũng như có các tư vấn, nâng cao nhận thức cho người lao động về quyền lợi khi tham gia BHYT.


Các chuyên gia chia sẻ ý kiến, cùng nhau thảo luận tại cuộc họp
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho phụ nữ nuôi con nhỏ có thể nuôi con bằng sữa mẹ, các doanh nghiệp cần lắp đặt phòng vắt trữ sữa tại nơi làm việc theo quy định; chú trọng chăm sóc cho con người lao động di cư; ngoài tập trung vào nhóm lao động nữ, cũng cần quan tâm đến lao động là nam giới để gia tăng bình đẳng giới…
Đặc biệt, cần chú trọng đến công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng về vấn đề di cư và sức khỏe người di cư để cùng chung tay hướng đến những hành trình di cư an toàn và khỏe mạnh.
Đánh giá cao những những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia dành cho Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư, ông Lê Thanh Dũng, Chủ trì Nhóm Kỹ thuật cho biết, Nhóm sẽ tiếp thu để thực hiện các hoạt động trong năm 2024 một cách tốt nhất, đặc biệt, trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Nhóm Kỹ thuật sẽ cùng nhau bàn thảo kỹ lưỡng để hoàn thiện cuốn sổ tay dành cho người di cư nội địa, hướng đến bao phủ tất cả các nhóm đối tượng, đảm bảo bình đẳng giữa các bên…

Các đại biểu, chuyên gia tham dự cuộc họp chụp ảnh lưu niệm
Kết luận tại cuộc họp, bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế cùng các hoạt động của Nhóm kỹ thuật sức khỏe Người di cư trong thời gian qua đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư trong việc thúc đẩy các chương trình hành động về sức khỏe của người di cư phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).
Đây là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên tập trung và xuyên suốt về vấn đề sức khỏe, trong đó có một số mục tiêu đề cập đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho người di cư.
Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới MHWG sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức để triển khai những hoạt động có ý nghĩa thiết thực cho cả người di cư nội địa và người di cư ra nước ngoài.
Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe Người di cư (MHWG) là một nhóm kỹ thuật liên bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam thành lập vào tháng 5 năm 2021. MHWG đóng vai trò là một cơ chế điều phối kỹ thuật cho phép các cơ quan ở các bộ khác nhau quản lý các vấn đề về sức khỏe người di cư và đồng thời phối hợp với các bên có liên quan để thúc đẩy việc thiết kế và thực hiện các can thiệp và chính sách sức khỏe thân thiện với người di cư.
Năm 2023, Nhóm Kỹ thuật sức khoẻ Người di cư đã tổ chức thành công Hội thảo triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, trật tự, an toàn; Hội thảo quốc tế về di cư và sức khỏe người di cư ASEAN năm 2023; Cuộc họp bàn tròn về di cư an toàn khỏe mạnh trong bối cảnh tình hình mới (sau COVID-19) và rất nhiều cuộc họp, tọa đàm khác; Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng về vấn đề di cư và sức khỏe người di cư, trong đó có sự kiện Mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư được tổ chức trong những năm qua rất thành công.
Nhóm Kỹ thuật đã làm việc tích cực, hiệu quả trong việc duy trì các cuộc họp định kỳ, kết nối các thành viên, chuyên gia, xây dựng cuốn sổ tay sức khỏe dành cho người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và năm nay là cho người Việt Nam di cư trong nước.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.