Bốn mươi xuân, Bắc Nam sum họp
GiadinhNet - Mùa xuân Kỷ Dậu 1969, khi đất nước đang còn chiến tranh khốc liệt, Bác Hồ đã làm bài thơ chúc Tết: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Bài thơ Xuân của Người trở thành hồi kèn xung trận, cả nước xông lên quyết đánh, quyết thắng kẻ thù. Lịch sử Việt Nam ghi thêm những mốc son chói lọi: Năm 1973, giặc Mỹ buộc phải cuốn cờ về nước; năm 1975 “Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp/ Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta/ Chúng con đến, xanh ngời ánh thép/ Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa” (thơ Tố Hữu). Ngày cuối cùng của tháng Tư năm ấy trở thành ngày mở ra cánh cửa hòa bình cho đất nước, ngày ghi dấu hạnh phúc lớn lao của dân tộc: Bắc Nam sum họp một nhà.
Có chia ly, mất mát sau những chinh biến, dân tộc mới hiểu hết ý nghĩa của hai chữ hòa bình. Ảnh: Duy Tường
Bốn mươi năm đã qua, biết mấy đổi thay dữ dội trên hành tinh xanh, trong đó có dải đất cong cong hình chữ S trông ra Biển Đông bao la. Thế mà, sao tôi vẫn còn ám ảnh nhiều thế những tháng năm đạn bom khốc liệt, đất nước có muôn vàn cuộc chia ly dằng dặc. Thời học cấp ba ở vùng quê tuyến lửa Quảng Bình, tôi mê thích bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ: “Chiếc áo đỏ rực như than lửa/ Cháy không nguôi trước cảnh chia ly/ Vườn cây xanh và chiếc nón kia/ Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy/ Không che được nước mắt cô đã chảy/ Những giọt long lanh nóng bỏng, sáng ngời/ Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi”…bao nhiêu thì khi trưởng thành tôi càng thấm thía lắng sâu với “Một đời người mà chiến chinh nhiều quá/ Em níu giường, níu chiếu đợi anh” của Hữu Thỉnh bấy nhiêu. Việt Nam, quê hương mình có bao nhiêu con sông là có ngần ấy bến chia ly, có bao nhiêu ngọn núi là có ngần ấy hòn vọng phu. Chiến tranh triền miên, hết giặc Bắc đến giặc Tây, xong giặc Tây lại giặc Bắc, nhiều dằng dặc chia cách nên càng yêu thương trân trọng sự đoàn tụ, sum họp.
Hòa bình đầu tiên sau ba mươi năm đánh trận trường kỳ. Có người lính ngược đường ra trận thời trai trẻ trở lại quê nhà. Những chiếc ba lô con cóc lấm láp bụi đường và hình như chưa tan hết mùi khói súng, có chiếc khung xe đạp và cô búp bê tóc vàng buộc trên nắp. Hậu phương xơ xác nghèo khổ thời hậu chiến. Không có cuộc đoàn tụ, sum họp nào không đầm đìa nước mắt. Nước mắt lặn vào trong của cuộc chia tay hôm nào, nay vỡ òa ra thành sông thành biển mặn mòi ngày gặp mặt. Bao nhiêu là nước mắt của người thân hòa trộn vào nhau. Mừng mà rơi nước mắt đấy chứ! Thương mà rơi nước mắt đấy chứ! Văn chương nghệ thuật chưa đi hết chiều sâu thăm thẳm của những cuộc đoàn tụ ăm ắp lệ này. Những cuộc đoàn tụ chỉ có trong mơ; mẹ quặn lòng nhớ con từng mơ như thế, vợ trăn trở mong chồng từng mơ như thế…Người lính trở về nơi mình đã ra đi, xao xác như mùa ngã vào nhau, xao xác.
Và, dù ta đang vui xuân cũng không thể không nhắc lại điều này. Sau mùa xuân đại thắng 1975 có nhiều người lính không được trở về. Họ đã hiến dâng hoàn toàn cuộc sống cho Tổ quốc thân yêu, rất nhiều trường hợp hình hài không vẹn nguyên và đến tên tuổi cũng hóa thành cây cỏ vô danh. Vậy đó, sau cuộc chiến dài lâu hằng ba thập kỷ, trên đất nước này hầu như chẳng có cuộc sum họp, đoàn tụ nào trọn vẹn; canh cánh trong lòng người trở lại tình thương đồng đội, đau đáu giữa hậu phương những vô vọng trông chờ. Tôi mong đừng ai quên điều đó và hết lòng nâng niu gìn giữ cuộc sống hòa bình của đất nước hôm nay; đừng làm rơi cái hạnh phúc bình dị mình đã có. Trong mỗi ngày yên bình không đạn nổ bom rơi có những khát khao của người ngã xuống và những giá trị hiến dâng cho Tổ quốc sẽ mãi mãi tỏa sáng.
Cuộc sum họp mang tên Bắc Nam về chung một nhà, non sông thống nhất là cuộc đoàn tụ vĩ đại nhất của dân tộc ta trong thế kỷ hai mươi. “Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”. Kỳ diệu thật! Chủ tịch Hồ Chí Minh không những tin tưởng son sắt vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc mà còn tiên đoán rất đúng năm chiến sỹ, đồng bào ta hoàn thành nhiệm vụ “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Có lẽ, sự huyền linh ấy ta chưa giải mã hết nhưng những giá trị tư tưởng, tinh thần, đạo đức Hồ Chí Minh sẽ vẫn đồng hành với công cuộc dựng nước, giữ nước đầy cam go, thử thách trong hiện tại và tương lai đất nước.
Khát vọng thống nhất non sông, nhân dân hòa hợp xuyên suốt trong chiều dài lịch sử, thời đại nào cũng coi trọng nó. Tuy nhiên, không phải bao giờ, không phải lúc nào dân tộc ta cũng làm được điều đó. Giang sơn mấy phen bị chia cắt, cát cứ, từ loạn 12 sứ quân trước triều Đinh đến phân tranh Trịnh Nguyễn…, hết sông Gianh đến sông Bến Hải thành giới tuyến hận thù. Dân tộc mình đã giáp mặt với nhiều kẻ xâm lăng khổng lồ của thời đại, ai mà chẳng rõ điều ấy và trong cuồn cuộn bĩ cực binh đao chúng ta vừa rèn giũa bản lĩnh, khí phách vừa vun đắp văn hiến, tâm hồn Việt. Bởi thế, ta không bao giờ quên quá khứ, vẫn dành cho xót xa, chia ly từ dĩ vãng những góc tầm tương xứng trong hân hoan đoàn tụ bây giờ.
Tôi lên Bắc Giang, gặp sông Thương bên đục bên trong, nghe chuyện kể về cái bến Chia ly của thời xa lắc. Người đi sứ phương Bắc, người ra trận chặn giặc thường phải qua bến này. Bao cuộc tiễn đưa bùi ngùi. Bùi ngùi, níu kẻ ở người đi nên bến không tên thành bến Chia ly. Rồi giang sơn cũng yên hàn, vơi dần những cuộc cách xa, người ta không nỡ gọi mãi bến Chia ly mới đặt thành tên mới Chi ly. Nhưng, tôi biết rằng dấu ấn chia ly vẫn còn sâu đậm lắm với dân mình cũng như sự đoàn tụ sum vầy chưa bao giờ đánh mất giá trị cao đẹp trong tâm thức người Việt. Thế mới có “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba”. Thế mới có “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”…
Có nước, có nhà. Có xã tắc, có làng mạc. Những ràng buộc tự nguyện xa xưa còn nguyên vẹn tới bây giờ. Dân Việt mình, đi đâu cũng gánh gồng quê quán, tổ tiên theo. Ngôn ngữ Việt. Phong tục Việt. Chỉ là lư hương bát nước thôi mà gói gọn cả cội nguồn, tình nghĩa xưa nay. Xa gần, giàu nghèo, sang hèn đều vọng trông về Tết cổ truyền như hồi hướng tổ tiên, gốc gác. Các cuộc di chuyển dài ngắn, lâu mau của dân ta trong mấy ngày Tết chung quy cũng hướng tới sự sum vầy đoàn tụ, gia đình, bạn bè, đồng đội. Những phong tục mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng cũng hướng tới sự đoàn tụ đấy. Tết. Con cháu quét dọn trang trí cửa nhà, bày biện cỗ bàn trước hết là mời những người thân yêu đã khuất về vui xuân. Sự đoàn tụ hai cõi âm dương trong tiềm thức Việt mang tính nhân văn bao la. Như vậy, không có cái chết nào là tuyệt đối cả, những người đã khuất vẫn tồn tại trong cõi linh thiêng và sẽ trở về đoàn tụ với con cháu, anh em trong tiết xuân. Những người đã hy sinh cho Tổ quốc vẫn có cuộc đoàn tụ ấm áp với người thân bằng cuộc hồi hương huyền diệu.
Giữa lòng xuân đất nước đang đổi mới từng ngày, những cuộc sum họp nghĩa tình như Bắc với Nam, như mẹ với con, như anh với em, như vợ với chồng, như bạn bè đồng đội là bài ca đẹp nhất của cuộc sống mang tên Đoàn tụ!
Nguyễn Hữu Quý
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 19 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 20 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 29 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 33 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 53 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.