Bỏng rát mặt, làn da bị tàn phá nặng nề vì làm đẹp theo mạng xã hội
Các bác sĩ Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân tai biến điều trị sẹo, tai biến do laser trị nám, làm đẹp da theo các phương pháp được chỉ dẫn trên mạng xã hội.
Thông tin với Sức khoẻ & Đời sống bên lề sự kiện khai trương đơn vị Laser - Chăm sóc da và Thẩm mỹ da của Khoa Da liễu- Bệnh viện Bạch Mai ngày 15/11, ThS.BS Nguyễn Ngọc Oanh (Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ngày càng nhiều ca biến chứng tìm đến Bệnh viện điều trị sau khi học theo các trào lưu làm đẹp, chăm sóc da trên mạng xã hội.

ThS.BS Nguyễn Ngọc Oanh thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân đến thăm khám, điều trị da tại Khoa Da liễu.
Đặc biệt, nhiều người còn rơi vào tình trạng bỏng rát mặt, làn da bị tàn phá nặng nề khi trị nám, mụn bằng cao trầu không, cao tía tô thậm chí kem trộn siêu trắng sau khi xem các clip tư vấn, hướng dẫn trên mạng xã hội. Thậm chí có không ít trường hợp bệnh nhân tốn hàng chục triệu đồng để chữa nhưng khó lấy lại được làn da như cũ.
Mới đây nhất, nữ bệnh nhân đến Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị sẹo lõm sau trứng cá. Trước đó, bệnh nhân đi nhiều cơ sở không bảo đảm tiêu chuẩn làm thẩm mỹ, sử dụng nhiều biện pháp xâm lấn như lăn kim, laser vi điểm... nhưng tình trạng sẹo không cải thiện.
"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da liên tục viêm đỏ, thêm nhiều tổn thương mới rất khó khăn cho bác sĩ điều trị phục hồi trạng thái ban đầu" - ThS.BS Nguyễn Ngọc Oanh cho biết.
Theo nữ bác sĩ này, hiện nay chỉ cần tìm kiếm từ khóa về làm đẹp trên các nền tảng mạng xã hội, ví dụ "trẻ hóa da, trị nám tại nhà" sẽ nhận được hàng loạt các clip hướng dẫn từ cách tự chăm sóc cho đến sử dụng những hoạt chất phải do bác sĩ chỉ định.
Một biện pháp làm đẹp khác cũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đó là peel da. Tuy nhiên, BS Oanh cảnh báo trên thị trường có rất nhiều sản phẩm peel da, vì vậy, việc tự mua và thực hiện tại nhà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Cụ thể, việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần có thể khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ, lâu ngày trở nên nhạy cảm. Ngoài ra, có thể làm tăng sắc tố, nhiễm trùng, viêm da dạng trứng cá, nhiễm độc…
Bên cạnh đó, người dân thường không thể đánh giá chính xác tình trạng da của mình, nên việc lạm dụng peel da sẽ khiến bệnh tăng nặng, thậm chí dễ bị nám sạm, giãn mạch. Việc thực hiện không đúng kỹ thuật peel da còn có thể dẫn tới bỏng, để lại sẹo.
"Làn da của mỗi cá nhân khác nhau, phương pháp làm đẹp có thể phù hợp với người này nhưng không hợp đối với người khác. Chăm sóc da là một quá trình kéo dài, đòi hỏi kiên nhẫn và sự hiểu biết về da cũng như sản phẩm chăm sóc phù hợp. Do đó, người dân có các bệnh lý về da nếu cần điều trị nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá"- ThS.BS Nguyễn Ngọc Oanh lưu ý.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại đơn vị Laser - Chăm sóc da và Thẩm mỹ da tại Khoa Da liễu.
Cũng tiếp nhận thăm khám điều trị không ít bệnh nhân là nạn nhân của làm đẹp da theo trào lưu trên mạng, hoặc nghe theo quảng cáo 'trên trời' về các dịch vụ làm đẹp da, ThS.BS Vũ Duy Linh - Khoa Da liễu cho biết thêm, tai biến nhiều nhất của laser là bị nhiễm trùng tại chỗ do kỹ thuật viên chưa bảo đảm dụng cụ vô trùng khi thực hiện thủ thuật.
Tai biến cũng khá phổ biến là kỹ thuật viên sử dụng laser không đúng kỹ thuật như sử dụng thông số cài đặt quá nóng, sử dụng tần số lớn, liệu trình điều trị quá dài...
Theo BS Duy Linh, những trường hợp này đến viện thường nặng, rối loạn sắc tố da, khả năng phục hồi khó về trạng thái ban đầu. Họ cũng đã đi nhiều cơ sở và làm thêm các can thiệp khác khiến tổn thương nặng hơn, thêm các tổn thương mới.
Bên cạnh đó, những nơi thực hiện thủ thuật này không có bác sĩ chuyên khoa thực hiện nên không có người hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc, giữ gìn sau làm thủ thuật và các biện pháp tự dự phòng rối loạn sắc tố do laser. Khi đó, việc điều trị cho bệnh nhân khó khăn, tốn nhiều chi phí.
Theo BSCK II Trần Thái Sơn - Trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Da liễu là một đơn vị nằm trong bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, thường xuyên có các buổi hội chẩn giữa các các chuyên khoa liên quan và được sự hỗ trợ chuyên môn của các đơn vị, vì vậy ngoài các kiến thức chuyên ngành da liễu, các bác sĩ trong khoa cũng có thêm nhiều các kiến thức nội khoa khác. Do đó khoa có thể phối hợp hỗ trợ xử lý các trường hợp bệnh nhân có các tai biến không mong muốn từ các cơ sở thẩm mỹ khác mang lại như viêm da tiếp xúc, tắc động mạch võng mạc trung tâm sau tiêm filler…
"Việc đưa vào khai thác và sử dụng đơn vị Laser - Chăm sóc da và Thẩm mỹ da, chúng tôi hướng đến cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị da, bệnh lý về da an toàn, khoa học cho khách hàng - bệnh nhân khi đến Bệnh viện Bạch Mai mà còn dành cho chính cán bộ y bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện - với hơn 3.000 chị em phụ nữ đang làm việc"- BSCK II Trần Thái Sơn nói.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.