Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS Phan Thanh Tùng: "Tập trung truyền thông ở vùng đặc biệt khó khăn..."

Thứ năm, 13:56 02/04/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Những ngày này, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai Chiến dịch Truyền thông Dân số - Chăm sóc SKSS -KHHGĐ năm 2009.

Bác sỹ Phan Thanh Tùng.
Bác sĩ Phan Thanh Tùng, Chi Cục trưởng Chi cục DS -KHHGĐ Hậu Giang đã chia sẻ những cố gắng của đội ngũ làm công tác dân số nơi đây…

Thưa ông, mục tiêu cần đạt được trong Chiến dịch này là gì?

- Mục tiêu đề ra là 100% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền, vận động để thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS -KHHGĐ. Đảm bảo đạt 80% chỉ tiêu về thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng. Điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho 90% số đối tượng đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai mắc bệnh phụ khoa. Đặc biệt, tất cả 71/71 xã, phường, thị trấn trên địa bàn phải được triển khai Chiến dịch.

 Chiến dịch là cơ sở để đạt chỉ tiêu về mức giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, giãn khoảng cách sinh tại các địa phương có mức sinh chưa ổn định; Duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

Xin ông cho biết, hoạt động chính và thời gian diễn ra Chiến dịch?

- Chiến dịch năm 2009 có các hoạt động chính như: Thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch các cấp; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch; tổ chức tuyên truyền vận động; tổ chức triển khai và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật chăm sóc SKSS/ KHHGĐ; tổ chức giám sát, sơ kết, tổng kết chiến dịch; thống kê, báo cáo. Trong đó, hoạt động tuyên truyền, vận động là rất quan trọng. Nếu địa phương nào làm tốt công tác này, chắc chắn địa phương đó sẽ đạt kết quả cao. Các địa phương cũng cần tập trung ở những khu vực đông dân, có mức sinh cao, có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
 

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ dân số cơ sở (Ảnh: Dương Ngọc).

Thời gian thực hiện Chiến dịch tập trung vào quý I và quý II/2009, chia thành hai đợt. Đợt I từ ngày 1/3 đến 30/4; Đợt II tiếp tục thực hiện trong quý II và kết thúc vào 30/6. Cụ thể, tại xã, phường, thị trấn, Chiến dịch được tổ chức trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày, gồm các hoạt động chính: Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động, lập danh sách đối tượng, đăng ký thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ từ 6 đến 7 ngày; cao điểm để thực hiện các biện pháp tránh thai và khám điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho đối tượng đăng ký thực hiện KHHGĐ trong thời gian từ 3 đến 4 ngày.

Chỉ tiêu Chiến dịch năm 2009 của Hậu Giang là 56.340 người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Trong đó, đình sản 440 ca; dụng cụ tránh thai 11.200 ca; thuốc uống 27.000 ca; thuốc tiêm 1.600 ca; thuốc cấy 100 ca; bao cao su là 16.000. Riêng đối với chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản là 23.570 người gồm: khám phụ khoa, soi tươi, phiến đồ âm đạo, điều trị phụ khoa…

Thưa ông, những chỉ tiêu nào cần đạt được trong Chiến dịch. Ban Chỉ đạo làm gì để tránh tình trạng các địa phương chạy theo thành tích?

- Các chỉ tiêu được chúng tôi xây dựng cụ thể và giao về cho từng đơn vị huyện, thị trước khi triển khai Chiến dịch. Các năm trước, một số đơn vị có hiện tượng chạy theo thành tích, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như hoạt động về DS - KHHGĐ. Do đó, Chiến dịch năm 2009, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều đợt kiểm tra, theo dõi xuyên suốt trong thời gian diễn ra Chiến dịch. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm những địa phương, đơn vị trong chiến dịch năm 2008 chưa đạt hoặc còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ đó, có phương pháp hướng dẫn kịp thời, nhằm thúc đẩy các địa phương này tổ chức được tốt hơn.  

Theo ông, Chiến dịch năm nay có điểm gì mới?
 

Chiến dịch đã huy động sự tham gia của đông đảo cộng đồng (Ảnh: Xuân Hiến).

- Những điểm mới trong Chiến dịch năm 2009 là: Chiến dịch tổ chức triển khai đồng loạt 100% tại các xã, phường, thị trấn. Huy động nhiều cán bộ ấp, khu vực, xã tham gia Chiến dịch, như trưởng ấp, các chi bộ, đoàn thể trong xã. Các xã ký kết thi đua với nhau, nhằm thúc đẩy phong trào, tinh thần hăng hái của từng địa phương. Năm trước chúng tôi chỉ đạo khám đại trà, nhưng năm nay chúng tôi chỉ tổ chức khám cho những đối tượng tham gia Chiến dịch. Như thế, công tác khám, chữa trị cũng chu đáo và chất lượng hơn. Chiến dịch năm 2008 quy định đình sản đối với các đối tượng đã có từ hai con trở lên, nhưng năm nay thực hiện cho các đối tượng có từ một đến hai con, nhưng có nhu cầu đình sản. Ngoài ra, nếu đối tượng nào trong khi thực hiện đình sản mà phát hiện các bệnh lý khác, cũng được điều trị trọn gói. Thay vì các năm trước, nếu phát hiện đối tượng đình sản mắc thêm các chứng bệnh khác, thì các đối tượng hoặc địa phương đó phải chi trả thêm phần bệnh phát sinh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi, giúp các đối tượng yên tâm khi thực hiện đình sản.

- Xin cảm ơn ông!
 
“Chiến dịch năm 2009 ở Hậu Giang được triển khai rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Chúng tôi triển khai với hình thức tuyên truyền vận động, tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ trong các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ. Vận động các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện chính sách DS - KHHGĐ trực tiếp đến các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn cá nhân và tư vấn cộng đồng. Tuyên truyền, giáo dục trong toàn dân, ưu tiên tập trung những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả thành công của chiến dịch”.
 
BS Phan Thanh Tùng
Chi Cục trưởng Chi cục DS -KHHGĐ Hậu Giang
 
Duyên Hải (thực hiện)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top