Bữa cơm tất niên đông như hội của đại gia đình 101 thành viên
GiadinhNet – Sống đến tuổi 111, cụ Dương Thị Chạo (xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được người dân địa phương ví von là người đông con cháu nhất Việt Nam với tổng cộng 100 người con, cháu, chắt, chút, chít. Mỗi dịp giỗ chạp hay lễ, Tết, các thành viên trong đại gia đình đều cố gắng quần tụ khiến việc chuẩn bị cỗ có khi lên tới hàng chục mâm.
Tuy đông đúc là vậy nhưng trong nhà chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xích mích, tất cả đều nghe lời răn dạy của người lớn tuổi nhất.
Con cháu... chật nhà
Căn nhà 2 tầng khang trang cụ Chạo sống cùng vợ chồng người con trai cả rộng rãi với khoảng sân và mảnh vườn rộng tới vài trăm mét. Trong nhà, ngoài sân đến mảnh vườn, chỗ nào cũng được dọn dẹp sạch sẽ, bố trí đồ đạc, trồng cây rất gọn gàng. Rót mời tôi chén trà nóng, bà Dương Thị Thịnh (79 tuổi - con dâu cụ Chạo) cho biết: “Ngôi nhà này vợ chồng tôi cũng mới sửa lại từ năm ngoái. Trước là nhà cấp 4 nhưng con cháu đông, nhiều khi về không đủ chỗ nghỉ ngơi nên chúng nó đóng góp tiền tu sửa, cơi nới rộng ra và lên thêm tầng gác nữa cho rộng rãi. Nhưng cũng chỉ vào những dịp lễ, Tết, giỗ chạp, cuối tuần mới đông chứ bình thường chỉ có vợ chồng tôi và mẹ già thôi”.
Đại gia đình cụ Chạo chụp ảnh kỷ niệm vào Tết 2013.
Cụ Chạo sinh cả thảy 9 lần nhưng 7 người đã mất vì sài đẹn, chỉ giữ lại được hai người con, một trai, một gái. Cụ còn nhận nuôi một người con gái nuôi. 39 tuổi, cụ Chạo đã góa bụa và phải một mình bươn chải nuôi nấng con cái. 2 người con gái lập gia đình ở làng bên, con cháu đuề huề và thường xuyên qua thăm nom cụ. Hiện tại, cụ Chạo đang sống cùng vợ chồng người con trai Nguyễn Văn Thăng (78 tuổi). Mới đây, khi đại gia đình cùng lúc hân hoan đón chào sự ra đời của những đứa chút – thuộc thế hệ thứ sáu – thì đại gia đình cụ Chạo đã lên đến con số 101 thành viên. Mỗi khi hiếu hỷ, Tết nhất, các thành viên cùng tụ họp, quây quần bên nhau trong một khuôn viên rộng vài trăm mét vuông mà cụ Chạo vất vả cả đời tạo dựng. Cũng tại nơi đây, vợ chồng người con trai của cụ Chạo đã sinh ra đàn con con khỏe mạnh, thông minh. Đàn con ấy cứ thế lớn lên trong nghèo khó nhưng tràn trề hạnh phúc. Rồi tất cả lần lượt có vợ có chồng, ông bà Thịnh lại cơi nới căn nhà để cho các con mỗi đứa có một chỗ ở quây quần bên nhau và bên cạnh bà, bố mẹ.
Không thể quên gói bánh chưng
Dù sắp bước sang tuổi 80 nhưng trời phú cho sức khỏe nên vợ chồng bà Thịnh vẫn tự trồng rau, nuôi con gà, nấu nướng, ăn uống bình thường mà không phải cậy nhờ vào con cháu. Hằng năm, ông bà vẫn tự đi chợ mua đồ về gói bánh chưng. Các cháu đang đi học được nghỉ sớm lại về phụ ông bà cùng gói bánh. Nhiều lần, sợ ông bà vất vả nên các con bảo sẽ đặt bánh chưng biếu bố mẹ nhưng bà không đồng ý mà bảo tự làm mới ngon và có không khí Tết. “Con cái thành đạt nên chúng cũng không muốn vợ chồng tôi phải vất vả. Nhưng cả năm có một cái tết, các cháu về chơi với ông bà, không lẽ mình lại đi mua. Dù hơi vất vả chút, song ấm áp tình cảm gia đình và các cháu sẽ nhớ mãi hương vị quê hương. Mỗi dịp Tết lại tìm về quây quần bên cụ, bên ông bà, bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa thì hạnh phúc biết mấy”, bà Thịnh phấn khởi cho biết.
Chỉ vào tấm ảnh lớn chụp đại gia đình vào dịp Tết Nguyên đán 2013 treo trên tường, ông Thăng vui vẻ giới thiệu: “Đây là vợ chồng anh con cả - Nguyễn Văn Thanh đều công tác trong ngành y. Thằng Thanh là Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103. Đây là 2 đứa con thằng Thanh, đều tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định rồi. Bên ngoài là vợ chồng thằng Chung – Kỹ sư cầu đường, vợ là công an. Kia là vợ chồng đứa út – Nguyễn Thị Thu đang công tác ở bệnh viện Bạch Mai. Còn đây là vợ chồng cái Tâm, cái Thủy, cái Vân. Ba đứa lấy chồng quanh làng, tuy không thành đạt bằng anh em nhưng đều chí thú làm ăn và rất quan tâm đến việc học hành của các con. Có mấy đứa cũng đang học đại học sắp ra trường rồi. Còn đây là thằng chút. Tôi vẫn hay trêu mẹ rằng khi cụ mất đi thì không biết chút sẽ đội khăn màu gì? Cụ bảo không biết, vì bình thường sống đến có chắt đã hiếm, giờ có chút thì càng hiếm nên không biết sẽ phải đội khăn gì”, ông Thăng cười lớn.
Cụ Chạo có 100 người con, cháu, chắt, chút nhưng hầu hết đều ra ngoài lập nghiệp, học tập nên chỉ dịp giỗ chạp, lễ tết mới tụ họp đông đủ. Tết đến là thời điểm mà cụ vui nhất bởi con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau cơm nước cúng gia tiên rồi ăn uống, ca hát. Bà Thịnh cho biết: “Bình thường thì chỉ có vợ chồng tôi và bà cụ chăm nhau. Nhưng cuối tuần, các cháu vẫn thay nhau về thăm. Mấy đứa ở gần đây thì ngó qua suốt. Khi thì mang cho cân thịt, cân giò hay thùng mì, lúc lại mang cho con cá, mớ rau nên thỉnh thoảng tôi mới phải đi chợ. Anh con cả dù bận thế nào cũng thu xếp ít nhất 1 lần/tháng về thăm nhà. Dịp Tết là lúc đông vui nhất. Các con cháu về chật nhà, có năm đông đủ là phải hơn chục mâm mới ngồi hết các cô ạ”.
“Tết nhà mình như đám cưới nhà người ta”
Bà Thịnh tâm sự, điều khiến bà thấy hạnh phúc nhất là tình thương yêu, sự đùm bọc, sẻ chia, an ủi, không khí đầm ấm, sum vầy và sự hiếu thuận của con cháu. Tết của đất trời đâu đâu cũng vậy, cũng lộc xuân mơn mởn, cũng mai đào khoe sắc thắm… Nhưng Tết với từng nhà thì không phải ở đâu cũng giống nhau. Và Tết trong đại gia đình cụ Chạo ở chốn làng quê này cũng thật đặc biệt.
Cụ Chạo được người con trai cả chăm sóc tận tình.
Ông Thăng chia sẻ: “Con cháu tuy đông nhưng chúng đều có gia đình riêng. Một hai tuần mới về chúng tôi một lần. Nhưng Tết đến, bọn trẻ con được nghỉ học sớm hơn nên được bố mẹ cho về trước để dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bánh trái giúp ông bà. Còn bố mẹ chúng sẽ thu xếp công việc, nhà cửa rồi về sau. Nhà có bọn trẻ con thì vui lắm, lúc nào cũng ồn ào, khi thì cười vui, lúc lại chí chóe khóc ầm ĩ”.
Tết đến cũng chính là thời điểm cho mấy chị em phụ nữ trong nhà thi nhau trổ tài. Bà Thịnh có 4 cô con gái và 2 nàng dâu, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một tính cách khác nhau. Nhưng được cái ai đều nhanh nhẹn, hoạt bát, biết kính trên nhường dưới. Mấy chục năm qua, mỗi dịp lễ, Tết, giỗ chạp đều có mặt cùng lo công việc nhưng chưa bao giờ xảy ra to tiếng hay tị nạnh. Đây cũng chính là lực lượng chủ yếu quyết định thực đơn ngày Tết sau khi đã tham khảo ý kiến và được sự nhất trí của “người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong nhà”. Và đây cũng chính là dịp để các cô gái thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư, thứ năm được các dì, các bác, các mợ truyền “bí kíp” để sau này có vốn lận lưng về làm dâu nhà chồng. Thật ra cũng chỉ là mấy món ăn truyền thống quen thuộc ngày Tết. Nhưng phải lựa thịt như thế nào, cắt miếng ra sao để nồi thịt khi kho xong, nước phải sánh, trong, có màu vàng đẹp. Miếng thịt phải còn nguyên mà bỏ vào miệng là tan ra, béo ngậy, hòa cùng vị chua thanh của miếng dưa cải giòn sần sật thì quả thật không hề dễ.
Ở tuổi 80, bà Thịnh vẫn đảm đương công việc làm dâu.
Bữa cơm chiều 30 Tết thực sự là một “sự kiện” trong đại trong dịp Tết của gia đình cụ Chạo. Đó là bữa cơm rước ông bà tổ tiên về quây quần ăn Tết cùng con cháu. “Vài năm trở lại đây, mấy đứa còn thay đổi khẩu vị và đổi mới “tư duy”, ngoài mấy món truyền thống, bữa cơm đoàn viên còn có thêm nồi lẩu gà, lẩu thập cẩm hoặc lẩu hải sản. Trên bếp lửa hồng, nồi nước lẩu sôi sùng sục, mùi thơm theo làn khói tỏa, dậy lên khắp cả nhà tạo nên một không gian ấm cúng, sum vầy. Có năm mấy đứa bận trực Tết ở cơ quan không về được thì cũng phải làm 4, 5 mâm cơm mới đủ. Còn đông đủ thì chục mâm vẫn chưa sắp hết người. Tết nhà mình bằng cả đám cưới nhà người ta ấy chứ. Mấy chục con người vây quanh cùng tranh nhau nói, những câu chuyện không đầu không cuối cứ thế nổ ra vỡ òa cùng những trận cười sảng khoái”, bà Thịnh kể về bữa cơm tất niên của gia đình.
Tường Vy

Tâm lý học khẳng định 3 lợi thế của việc độc thân và lý do ngày càng nhiều người "nói không với hôn nhân"
Gia đình - 2 giờ trướcSo với việc có một cuộc hôn nhân không lành mạnh, cuộc sống độc thân giúp phụ nữ "sống thọ" hơn.

Bị coi thường vì xuất thân nghèo khó, cô vợ âm thầm làm 1 việc khiến nhà chồng "phục sát đất"
Gia đình - 8 giờ trước"Thái độ bố mẹ chồng quay ngoắt 180 độ khi biết tài sản tôi đang sở hữu" - Cô vợ kể.

Chuyện lạ: Bố mẹ phải đâm đơn kiện con ra tòa vì lớn rồi vẫn ăn bám, không chịu tự lập
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Những cậu bé được nuông chiều "thái quá" thì đến 20 năm sau sẽ trở thành những người đàn ông kém cỏi, thích ỷ lại, dựa dẫm, ham chơi hơn ham làm, không biết lo cho bản thân mình lẫn người khác.

3 dấu hiệu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ ích kỷ, về sau khó hiếu thảo với cha mẹ
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcCon cái sinh ra là một tờ giấy trắng, cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ sau này.

Đàn ông ngại làm 4 việc này chứng tỏ đang yêu bạn điên dại
Gia đình - 14 giờ trướcTrong một số trường hợp, chồng ngại việc cũng có cái hay. Đặc biệt nếu chồng ngại làm 4 việc này chứng tỏ anh ta yêu bạn say đắm.

8 hành vi cha mẹ vô tình làm hư con mà không biết
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcGĐXH - Một số bố mẹ không nhận rằng, con cái là những người quan sát tinh tường nhất, có những lời nói và hành vi của bố mẹ tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng xấu tới con mình.

Cùng mẹ chồng đi khám thai, nàng dâu bất ngờ về lời dặn của bà
Gia đình - 1 ngày trướcPhía dưới bài đăng của người phụ nữ, phần lớn người dùng đều cho rằng bà mẹ chồng này quá đỗi kỳ cục, thậm chí là có phần ích kỉ.

4 việc phụ nữ khôn ngoan cần làm khi chồng ngoại tình muốn quay về
Gia đình - 1 ngày trướcMột người vợ khôn ngoan sẽ làm 4 việc này ngay từ khi chồng quay về sau khi phản bội để giữ chân anh ấy ở lại gia đình.

13 cô gái kể lại bí mật của người yêu cũ, phát hiện ra 2 điểm chung
Gia đình - 1 ngày trướcRất nhiều bí mật về người yêu cũ được các cô gái thẳng thắn chia sẻ.

Mỗi ngày đều phải làm việc đáng sợ, nữ giúp việc tháo chạy khỏi ngôi biệt thự
Gia đình - 1 ngày trướcLà người giúp việc, bà Lưu liên tục chứng kiến cảnh tượng khiến mình bất an. Lo sợ, bà từ bỏ công việc lương cao để đi bán vé số dạo.

Bí mật của những đứa trẻ lớn lên thành công nằm ở một hành động của cha mẹ
Nuôi dạy conGĐXH - Một nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT, Harvard và Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phát hiện ra điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm cho trẻ.