Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của "người không cần ngủ" ở CDC Bắc Giang

GiadinhNet - Cả hai tuần qua, Nguyên gần như thức trắng đêm, nếu có chỉ chợp mắt được một, hai tiếng rồi lại làm việc. Hôm sinh nhật con trai, nhà cách có 2km mà Nguyên cũng không về được. Vợ Nguyên phải gọi điện qua Facetime để anh dự sinh nhật cùng con. Chị ấy còn hỏi, bao giờ anh mới về nhà, em nhớ anh lắm rồi đấy, con sắp quên mặt anh rồi...

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 1.

Cuộc họp phòng chống dịch của tỉnh Bắc Giang kết thúc lúc 23h40, chúng tôi theo chân BS. Lâm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang về trụ sở. Giữa đêm tối toà nhà CDC Bắc Giang nổi bật bởi những ánh đèn toả ra từ các phòng làm việc.

Kém mười phút là sang ngày hôm sau thế nhưng ở đây dường như không có giờ giấc, cũng chẳng có khái niệm đêm, ngày. Nhân viên y tế làm việc không ngơi tay phân loại mẫu bệnh phẩm từ các huyện gửi về. Người nào việc ấy tập trung cao nhất để hoàn thành phần việc của mình.

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 3.

Giữa đêm tối toà nhà CDC Bắc Giang nổi bật bởi những ánh đèn toả ra từ các phòng làm việc

BS Tuấn khuôn mặt bơ phờ vì suốt từ ngày có dịch đến nay không được ngủ, điện thoại liên tục gọi. Anh thành thật: "Bây giờ các bạn có hỏi Trung tâm bao nhiêu nhân viên, tôi cũng chẳng nhớ. Tôi còn không phân biệt được ai vì anh em gặp nhau lúc nào cũng trong tình trạng kín mít. Lượng công việc thì nhiều, Trung tâm đã huy động hết các bộ phận từ hành chính từ kế toán đến lái xe, văn thư mỗi người một tay ai tham gia được việc ở khâu nào thì làm khâu ấy".

Thấy hai nhân viên y tế dáng mệt mỏi đang ngồi ở hàng ghế phía ngoài, chúng tôi ra bắt chuyện, được biết họ mang mẫu bệnh phẩm từ TTYT huyện chuyển lên để làm xét nghiệm. Nhưng vì mẫu về một lúc nhiều quá nên các anh chị em ở CDC chưa làm ngay được.

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 4.

Chiếc xe chở mẫu xét nghiệm về lúc nửa đêm

Điều dưỡng tên Nguyễn Thị Ngân cho biết, ở TTYT huyện họ thay nhau lấy mẫu, hết đêm rồi sang ngày quay cuồng. Nhiều lúc cũng oải lắm, nhưng nghỉ ngơi tý một chút lại đứng dậy làm.

"Mấy hôm trời nóng, mặc bộ đồ bảo hộ kín như bưng, nước cũng không dám uống nhiều vì sợ phải đi vệ sinh, một ngày có khi chỉ dám đi một lần, bởi đồ bảo hộ khi đã ra là phải bỏ nên nếu mà liên tục như thế vừa mất thời gian mà lại tốn kém", Ngân nói.

Bước lên phòng nhập số liệu ở tầng 2 dãy nhà sâu bên trong, chúng tôi thấy hộp cơm trên bàn đã nguội ngơ nguội ngắt, ngước lên nhìn đồng hồ đã 0h25. Như hiểu ý, mấy chị em điều dưỡng đang ngồi làm việc quay ra nói, bữa tối của "người không cần ngủ đấy anh chị ạ". Người không ngủ ấy là cử nhân Đặng Đình Nguyên.

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 5.

Các nhân viên y tế khẩn trương phân chia các mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm xuyên đêm

Cả hai tuần qua, Nguyên gần như thức trắng đêm, nếu có chỉ chợp mắt được một, hai tiếng rồi lại làm việc. Công việc của Nguyên như mọi người nói là không ai thay thế được. Hàng ngày, Nguyên chịu trách nhiệm phân chia mã hoá các mẫu bệnh phẩm trước khi đến khâu chạy xét nghiệm.

"Công việc này đỏi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận nên nếu cậu ấy không làm thì các ở phòng xét nghiệm không có mẫu để chạy. Vì vậy, gần như Nguyên không được ngủ, có khi chỉ gục xuống bàn cho hết cơn rồi lại bị gọi dậy", một chị tổ trưởng nói.

Chúng tôi quay sang nhìn Nguyên, cậu chỉ tủm tỉm cười và còn định không dùng bữa tối vì… nhà có khách. Khuôn mặt quắt lại, da sạm là biểu hiện rõ nhất của những đêm thức trắng cùng hàng nghìn mẫu xét nghiệm gửi về. Nguyên khá kín tiếng và dễ xấu hổ nên thường bị các chị em trêu đùa.

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 6.

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của cử nhân Đặng Đình Nguyên

Cô kỹ thuật viên ngồi cạnh nói với chúng tôi: Chúng em gọi anh ấy là người không phải ngủ, chúng em thi thoảng còn chợp mắt chứ anh ấy thì gần như thức xuyên đêm. Hôm sinh nhật con trai, nhà cách có 2km mà anh Nguyên cũng không về được. Sau đó chị vợ gọi điện qua facetime để anh dự sinh nhật cùng con. Chị ấy còn hỏi, bao giờ anh mới về nhà, em nhớ anh lắm rồi đấy, con sắp quên mặt anh rồi!

Cô kỹ thuật viên lại kể tiếp, chị ấy nói nghe giọng có vẻ giận dỗi vậy thôi chứ thương và chia sẻ cho anh ấy. Biết tin chồng mệt còn mua thuốc gửi ở cổng cho chồng.

Mặc dù là đã nửa đêm nhưng câu chuyện của Nguyên vẫn chưa hết lôi cuốn. Được biết, năm nay gia đình Nguyên có kế hoạch xây nhà nên đã phá nhà cũ. Thế mà nhà vừa phá xong thì COVID-19 ập đến nên chưa biết lúc nào sẽ xây.

Nguyên chia sẻ: "Nhà phá xong rồi nhưng tôi thì ở trong cơ quan suốt mà dịch như thế này không biết thế nào nên cứ chờ thôi".

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 7.

Những ngày này, CDC Bắc Giang hoạt động 24/24h. Họ miệt mài tận dụng thời gian, chắt chiu từng giờ, từng phút để thực hiện nhiệm vụ

Tạm biệt Nguyên và các anh chị em, chúng tôi bước sang nơi đặt phòng xét nghiệm COVID-19. Qua tấm cửa kính, các cán bộ y tế của Trung tâm trong bộ đồ bảo hộ kín mít nhìn thấy chúng tôi cũng chỉ kịp đưa ánh mắt và gật đầu chào.

Câu nói của các cô gái ở CDC Bắc Giang về "người không cần ngủ" có lẽ không chỉ Nguyên mà hầu hết họ, những ngày này cũng không có một giấc ngủ trọn vẹn. Bởi trung tâm hoạt động 24/24h. Họ miệt mài tận dụng thời gian, chắt chiu từng giờ, từng phút để thực hiện nhiệm vụ.

BS Tuấn cho biết, ở đây anh em chia thành các ca để làm và mọi người có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng thực tế, dù hết ca trực thì anh chị em vẫn ở lại hỗ trợ nhau thực hiện xét nghiệm và làm nhiều công việc bếp núc khác... Có người tan ca từ sớm nhưng phải đến 1h đêm mới về nhà và hôm sau lại đến sớm…

Bữa cơm tối lúc nửa đêm của người không cần ngủ ở CDC Bắc Giang - Ảnh 8.

BS Tuấn động viên tinh thần nhân viên lúc nửa đêm

Chúng tôi không có thời gian để nói chuyện nhiều với các nhân viên y tế, bởi người nào việc ấy ai ai cũng tập trung vào công việc đếm mẫu, chia mẫu, nhận mẫu, nhập mẫu… Và chắc chắn sẽ còn nhiều câu chuyện trong mùa dịch về họ.

Ngoài cổng lại có mấy chuyến xe cấp cứu hướng về phía trung tâm, xe thì lấy mẫu mang đi để gửi xét nghiệm nơi khác, xe thì mang mẫu về để tập hợp mã hoá và phân loại. Những chiếc xe đến rồi đi vội vã lao vào màn đêm đặc quánh, để lại nơi đây bóng áo trắng, áo xanh lặng lẽ âm thầm …

Xuân Hồng

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 20 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top