Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bùng phát dịch cúm mùa khiến tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh tăng đột biến

Chủ nhật, 13:13 06/04/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vào giai đoạn chuyển mùa trong năm, thời tiết chuyển từ đông sang xuân, nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm tăng cao kèm theo nguy cơ bùng phát bệnh dịch.

Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ, nhất là những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng rất mạnh. Trong đó, không thể không kể đến dịch cúm mùa đang diễn biến vô cùng phức tạp.
 
Bùng phát dịch cúm mùa khiến tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh tăng đột biến 1

Các bé và cha mẹ xếp hàng chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 
Tỷ lệ bệnh nhi nhập viện tăng đột biến
 
Trong tháng vừa qua tại bệnh viện Nhi trung ương, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh cúm mùa gia tăng một cách đột biến. Các phòng bệnh dường như đều có hiện tượng quá tải, dù nhiều gia đình có con bị cúm nhẹ sau khi khám bệnh đã chủ động đưa con về nhà để tiện chăm sóc. Chị Nguyễn Thị Hạt (Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội), mẹ của bệnh nhi Nguyễn Ngọc An, cho biết “Con trai tôi năm nay 4 tuổi, sức khỏe khá ổn định, song có lẽ do thời tiết giao mùa nóng ẩm thất thường làm giảm sức đề kháng nên cháu bị nhiễm cúm. Ban đầu, khi đi học về, cháu chỉ nói mệt và có hiện tượng chán ăn, sau đó là ngạt mũi, sổ mũi. Ngày hôm sau, cháu bắt đầu sốt rồi bỏ ăn. Chúng tôi cho cháu đi khám ở một phòng khám tư. Bác sĩ kê đơn thuốc uống ba ngày nhưng không thuyên giảm. Thậm chí, cháu còn có biểu hiện khó thở, quấy khóc và bị nôn nhiều lần. Chúng tôi đành đưa cháu vào bệnh viện điều trị. Các bác sĩ kết luận cháu mắc bệnh cúm, viêm phế quản biến chứng viêm phổi. Phải nằm viện điều trị và theo dõi. Tại đây, gần như tất cả các cháu đều mắc bệnh về hô hấp. Các trường hợp nặng thì nằm viện điều trị. Các trường hợp nhẹ thì các bác sĩ kê đơn rồi cho về nhà theo dõi”.
 
Tương tự, bên ngoài phòng khám khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, vào các ngày trong tuần luôn có một số lượng rất đông các bậc phụ huynh đưa con đến khám và lấy thuốc. Các bệnh nhi đa phần đều có biểu hiện nhiễm cúm và viêm đường hô hấp. Anh Trần Ngọc Minh (Nam Trung Yên, Hà Nội) chia sẻ trong lúc đợi vợ đưa con trai vào khám bệnh: “Con tôi sinh non thiếu tháng nên sức đề kháng khá yếu. Mỗi đợt thời tiết lạnh hay giao mùa, cháu đều bị mắc bệnh về đường hô hấp. Đợt này mưa nhiều, thời tiết nồm ẩm nên dù rất giữ gìn và cho con ăn uống đầy đủ cháu vẫn bị bệnh. Trong vòng 2 tháng, chúng tôi đã ba lần phải đưa con vào đây khám bệnh lấy thuốc. Cháu mới được 6 tháng nên quấy khóc liên miên làm vợ chồng tôi rất sốt ruột. Nhà neo người, cho con vào viện nằm thì không có người chăm sóc, để cháu ở nhà thì không yên tâm. Rút kinh nghiệm, sang năm chúng tôi sẽ cho cháu tiêm phòng cúm từ sớm hơn để cháu có đề kháng tốt”. Theo một số y tá, mỗi ngày các bác sĩ phải khám cho ít nhất 30 trường hợp. Đa phần các cháu bị cúm mùa dạng thông thường. Một số bị viêm phế quản biến chứng nặng phải nằm lại bệnh viện điều trị. 
 
Tiêm phòng không ngừa được tất cả các chủng cúm
 
Tại Trung tâm y tế dự phòng, những ngày qua tỷ lệ phụ huynh đưa con đi tiêm phòng cúm cũng như điều trị các bệnh về đường hô hấp có biểu hiện tăng đột biến. Chị Phan Minh Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) đưa con gái 5 tuổi đi tiêm phòng cúm cho biết: “Tôi đến lúc 8h30 sáng nhưng số thứ tự đã là 27. Biết là đông, nhưng tôi cũng nhất quyết chờ để tiêm ngừa vắc xin cúm cho cháu. Bởi ở lớp học mầm non của cháu đã có khá nhiều bạn phải nghỉ học vì bị cúm. Hơn thế nữa nghe thông tin dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát nên tôi dẫn con gái đi tiêm cho an toàn”. Tương tự, cháu Lê Mạnh Dũng (9 tháng tuổi Trung Văn, Hà Nội) cũng được bố mẹ đưa tới Trung tâm để tiêm phòng cúm. Theo chị Trương Thanh Huyền- mẹ bé Dũng: “Từ đầu năm đến nay, thời tiết thay đổi thất thường, thấy nhiều trẻ em trong khu chung cư của chúng tôi bị hắt hơi, sổ mũi, sốt nên vợ chồng tôi sợ cháu bị lây. Bản thân cháu cách đây 2 tháng cũng bị cúm dai dẳng hơn 10 ngày phải nằm trong bệnh viện Nhi điều trị nên chúng tôi vô cùng lo lắng. Hai vợ chồng tôi bàn nhau xin nghỉ một buổi làm để đưa cháu đi tiêm cho an tâm”. Theo chia sẻ của nhiều bậc phụ huynh, mỗi ngày tại Trung tâm y tế dự phòng có khoảng 40 – 50 bậc phụ huynh. Chưa kể, số lượng rất đông bệnh nhi đến khám bệnh và lấy thuốc. Đa phần các bệnh nhi rơi vào khoảng từ 1 đến 5 tuổi.
 
Qua trao đổi, TS.BS Trần Mạnh Hà (Trung tâm Bác sĩ Gia đình Hà Nội) cho biết, bệnh cúm là bệnh có thể lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng qua không khí, hạt nước bọt li ti hoặc tiếp xúc trực tiếp. Tần suất mắc bệnh hàng năm là 5 - 15% ở người lớn và 15 - 42% ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 4 tuổi. Bệnh cúm là căn bệnh thông thường ở Việt Nam nhưng người bị cúm có thể biến chứng sang viêm phổi; với người bệnh viêm phế quản, hen thì triệu chứng càng nặng thêm. Vì vi rút cúm thường xuyên biến chủng nên phải tiêm nhắc lại hàng năm. Các loại vắc xin phòng ngừa cúm năm nay có tác dụng ngừa được hai type cúm A là H3N2, H1N1 và một type cúm B. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng ngừa cúm A/H5N1. Tuy nhiên, vi rút cúm A/H3N2 và A/H1N1 mới gây tỉ lệ mắc cao và các chuyên gia thế giới đã khuyến cáo nên dự phòng bệnh cúm bằng vắc xin hiện có. Tuy loại vắc xin này không có tác dụng phòng cúm A/H5N1 nhưng có thể đề phòng việc tái tổ hợp các loại vi rút cúm xảy ra ở cơ thể người vì vậy tiêm phòng cúm có thể coi là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cúm trong thời điểm hiện nay.
 
Để phòng bệnh cúm các bậc phụ huynh cần:
 
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
 
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
 
- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.
 
- Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
 
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
 
- Tiêm phòng vắc xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
 
Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi này khi mắc bệnh thì diễn biến thường nặng và khó lường... Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.
 
Lan Chinh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Tập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 13 giờ trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 15 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

Top