Hà Nội
23°C / 22-25°C

Buôn làng ôm nợ vì “cơn bão” đa cấp

Thứ tư, 11:00 17/05/2017 | Sản phẩm - Dịch vụ

Cuộc sống buôn làng đang bình yên, bỗng cơn bão đa cấp ập đến lôi kéo nhiều người nhẹ dạ, cả tin khiến họ phải gồng lưng trả nợ, có người phải bỏ nhà tha hương.

Bố mẹ trốn, con ở nhà trả nợ

Đến buôn Tơng Jú (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) gợi chuyện đa cấp, người dân ai cũng dè dặt đề phòng. Dường như họ chưa quên được nỗi đau mà hai từ “đa cấp” gây ra năm 2016.

Y Lep Knul - người đầu tiên “rước” đa cấp về buôn Tơng Ju.
Anh Y Lep Knul (SN 1972), người đầu tiên “rước” đa cấp về buôn nói trong ân hận: “Nếu không tham gia đa cấp thì giờ đây tôi đã giàu to chứ không phải như bây giờ. Tiền mất, xóm làng dị nghị coi mình là kẻ lừa đảo. Dù họ không đến nhà mắng nhiếc nhưng cách im lặng của họ càng làm tôi buồn hơn”.

Anh kể: Tháng 8/2015, anh được bà H’Xuân Mlô - Giám đốc Công ty Cà phê Linh Chi (địa chỉ tại số 2 Mai Xuân Thưởng, thành phố Buôn Ma Thuột) mời tham gia góp vốn kinh doanh với mức lãi hấp dẫn. Công ty đưa ra 4 gói hợp đồng góp vốn, gồm: 12,6 triệu; 24,6 triệu; 36,6 triệu và 72,6 triệu đồng. Mức góp càng cao thì lãi càng khủng. Ví dụ nếu góp 72,6 triệu đồng, tháng thứ nhất người tham gia sẽ nhận được 9 triệu đồng tiền lãi; tháng thứ hai: 12 triệu đồng; tháng thứ ba: 24 triệu đồng; tháng thứ tư đến tháng thứ chín: 27 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, đến tháng thứ mười thì sẽ nhận được 500 triệu đồng. Điều kiện để nhận lãi là phải lôi kéo thêm người góp vốn vào công ty.

Thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng, Y Lep đồng ý tham gia góp mức 12,6 triệu đồng. Sau đó, anh trở thành “cánh tay đắc lực” cho công ty, liên tục mời gọi được 20 người thân hai bên nội ngoại cùng hàng xóm láng giềng tham gia góp vốn để hưởng hoa hồng.

Người góp vốn nhiều nhất trong buôn là vợ chồng anh Y Lep Niê (SN 1975), với số tiền là 402 triệu đồng (gồm 1 mã 72,6 triệu và 9 mã 36,6 triệu đồng) nhưng mới thu lời được 16 triệu đồng thì công ty chây ì không trả lãi, sau đó đóng cửa. Túng quẫn vì không có tiền trả nợ, vợ chồng anh Niê cho đứa con út đang học lớp 6 nghỉ học giữa chừng rồi cao chạy xa bay từ tháng 7/2016, để lại cô con gái đầu là H’Mlô Êban (SN 1997) quán xuyến việc nhà và gồng gánh trả nợ. H’Mlô cho hay: “Trước lúc đi, ba mẹ chỉ nói vào thành phố Hồ Chí Minh thăm ông nội bị ốm, nhưng từ đó đến nay gần 1 năm không về nhà. Việc ba mẹ góp tiền vào đa cấp, em không nắm rõ, cũng không biết ba mẹ vay bên ngoài bao nhiêu. Giờ chủ nợ gọi điện đòi tiền mượn và lãi em mới tá hỏa. Mùa thu hoạch cà phê vừa rồi em có bán trả được cho họ một ít, hiện còn nợ hơn 70 triệu chưa tính lãi nữa. Em sẽ cố gắng làm trả dần. Em chỉ mong ba mẹ và em bình an, sớm trở về sum họp”.




Nhà chị H’Mer rơi vào cảnh túng quẫn vì đa cấp.


Phớt lờ cảnh báo

Cũng vì ôm mộng làm giàu từ đa cấp đã đẩy gia đình chị H’mer Bkrông (SN 1981) vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhà H’mer thuộc diện hộ cận nghèo, ít nương rẫy, hai vợ chồng quanh năm đi làm thuê kiếm ăn nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học. Đầu năm 2016, thấy người dân trong buôn ai cũng diện quần áo đẹp chạy xe lên phố ngồi uống cà phê miễn phí (trụ sở của công ty Cà phê Linh Chi thực chất chỉ là một quán cà phê), chị lân la hỏi chuyện mới biết chỉ cần nộp tiền vào, không phải làm gì, tới tháng công ty sẽ trả lãi cao. Tin lời, H’mer về nhà gom hết tiền của, vay nóng bên ngoài cho đủ 12,6 triệu để tham gia. Nào ngờ chưa thu được đồng lời nào, công ty đã sụp đổ, chị H’Mer trắng tay. Bây giờ, chị cho hai đứa con đầu ở nghỉ học ở nhà, hai vợ chồng tiếp tục đi làm thuê để trả nợ.

Ông Y Pum Bkrông - phó buôn Tơng Jú cho biết: Năm 2016 khi hay tin người dân góp tiền vào công ty đa cấp, ban tự quản buôn đã tổ chức họp, tuyên truyền, khuyên người dân nên thận trọng khi tham gia vào đa cấp nhưng họ phớt lờ không nghe, thậm chí còn cho rằng “mình ghen ăn tức ở”, không muốn để họ giàu có. “Họ có tiền, tham gia hay không là quyền của họ. Đến khi sự việc vỡ lở, mất tiền họ mới hối hận, tìm đến chính quyền nhờ giúp đỡ thì đã muộn. Đa cấp như “con ma” gieo điều xấu khiến buôn làng đang bình yên trở nên náo loạn”, ông Y Pum nói.

Theo số liệu từ Công an xã Ea Kao (thành phố Buôn Ma Thuột), trong xã có 7 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, có tới 3 buôn tham gia góp vốn vào Công ty đa cấp Cà phê Linh Chi, 42 người tham gia. Tổng số tiền góp vào đa cấp lên đến hơn 2,1 tỷ đồng.

Theo Huỳnh Thủy

Tiền Phong
Y Lep Knul - người đầu tiên “rước” đa cấp về buôn Tơng Ju.

Anh Y Lep Knul (SN 1972), người đầu tiên “rước” đa cấp về buôn nói trong ân hận: “Nếu không tham gia đa cấp thì giờ đây tôi đã giàu to chứ không phải như bây giờ. Tiền mất, xóm làng dị nghị coi mình là kẻ lừa đảo. Dù họ không đến nhà mắng nhiếc nhưng cách im lặng của họ càng làm tôi buồn hơn”.

Anh kể: Tháng 8/2015, anh được bà H’Xuân Mlô - Giám đốc Công ty Cà phê Linh Chi (địa chỉ tại số 2 Mai Xuân Thưởng, thành phố Buôn Ma Thuột) mời tham gia góp vốn kinh doanh với mức lãi hấp dẫn. Công ty đưa ra 4 gói hợp đồng góp vốn, gồm: 12,6 triệu; 24,6 triệu; 36,6 triệu và 72,6 triệu đồng. Mức góp càng cao thì lãi càng khủng. Ví dụ nếu góp 72,6 triệu đồng, tháng thứ nhất người tham gia sẽ nhận được 9 triệu đồng tiền lãi; tháng thứ hai: 12 triệu đồng; tháng thứ ba: 24 triệu đồng; tháng thứ tư đến tháng thứ chín: 27 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, đến tháng thứ mười thì sẽ nhận được 500 triệu đồng. Điều kiện để nhận lãi là phải lôi kéo thêm người góp vốn vào công ty.

Thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng, Y Lep đồng ý tham gia góp mức 12,6 triệu đồng. Sau đó, anh trở thành “cánh tay đắc lực” cho công ty, liên tục mời gọi được 20 người thân hai bên nội ngoại cùng hàng xóm láng giềng tham gia góp vốn để hưởng hoa hồng.

Người góp vốn nhiều nhất trong buôn là vợ chồng anh Y Lep Niê (SN 1975), với số tiền là 402 triệu đồng (gồm 1 mã 72,6 triệu và 9 mã 36,6 triệu đồng) nhưng mới thu lời được 16 triệu đồng thì công ty chây ì không trả lãi, sau đó đóng cửa. Túng quẫn vì không có tiền trả nợ, vợ chồng anh Niê cho đứa con út đang học lớp 6 nghỉ học giữa chừng rồi cao chạy xa bay từ tháng 7/2016, để lại cô con gái đầu là H’Mlô Êban (SN 1997) quán xuyến việc nhà và gồng gánh trả nợ. H’Mlô cho hay: “Trước lúc đi, ba mẹ chỉ nói vào thành phố Hồ Chí Minh thăm ông nội bị ốm, nhưng từ đó đến nay gần 1 năm không về nhà. Việc ba mẹ góp tiền vào đa cấp, em không nắm rõ, cũng không biết ba mẹ vay bên ngoài bao nhiêu. Giờ chủ nợ gọi điện đòi tiền mượn và lãi em mới tá hỏa. Mùa thu hoạch cà phê vừa rồi em có bán trả được cho họ một ít, hiện còn nợ hơn 70 triệu chưa tính lãi nữa. Em sẽ cố gắng làm trả dần. Em chỉ mong ba mẹ và em bình an, sớm trở về sum họp”.

Nhà chị H’Mer rơi vào cảnh túng quẫn vì đa cấp.
Nhà chị H’Mer rơi vào cảnh túng quẫn vì đa cấp.

Phớt lờ cảnh báo

Cũng vì ôm mộng làm giàu từ đa cấp đã đẩy gia đình chị H’mer Bkrông (SN 1981) vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhà H’mer thuộc diện hộ cận nghèo, ít nương rẫy, hai vợ chồng quanh năm đi làm thuê kiếm ăn nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học. Đầu năm 2016, thấy người dân trong buôn ai cũng diện quần áo đẹp chạy xe lên phố ngồi uống cà phê miễn phí (trụ sở của công ty Cà phê Linh Chi thực chất chỉ là một quán cà phê), chị lân la hỏi chuyện mới biết chỉ cần nộp tiền vào, không phải làm gì, tới tháng công ty sẽ trả lãi cao. Tin lời, H’mer về nhà gom hết tiền của, vay nóng bên ngoài cho đủ 12,6 triệu để tham gia. Nào ngờ chưa thu được đồng lời nào, công ty đã sụp đổ, chị H’Mer trắng tay. Bây giờ, chị cho hai đứa con đầu ở nghỉ học ở nhà, hai vợ chồng tiếp tục đi làm thuê để trả nợ.

Ông Y Pum Bkrông - phó buôn Tơng Jú cho biết: Năm 2016 khi hay tin người dân góp tiền vào công ty đa cấp, ban tự quản buôn đã tổ chức họp, tuyên truyền, khuyên người dân nên thận trọng khi tham gia vào đa cấp nhưng họ phớt lờ không nghe, thậm chí còn cho rằng “mình ghen ăn tức ở”, không muốn để họ giàu có. “Họ có tiền, tham gia hay không là quyền của họ. Đến khi sự việc vỡ lở, mất tiền họ mới hối hận, tìm đến chính quyền nhờ giúp đỡ thì đã muộn. Đa cấp như “con ma” gieo điều xấu khiến buôn làng đang bình yên trở nên náo loạn”, ông Y Pum nói.

Theo số liệu từ Công an xã Ea Kao (thành phố Buôn Ma Thuột), trong xã có 7 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, có tới 3 buôn tham gia góp vốn vào Công ty đa cấp Cà phê Linh Chi, 42 người tham gia. Tổng số tiền góp vào đa cấp lên đến hơn 2,1 tỷ đồng.

Theo Huỳnh Thủy

Tiền Phong

Đa cấp... khóc lóc, mị dân.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thực hư sầu riêng bán đầy vỉa hè treo giá 60.000 đồng

Thực hư sầu riêng bán đầy vỉa hè treo giá 60.000 đồng

Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trước

GĐXH - Trên nhiều tuyến đường, sầu riêng bày bán đầy vỉa hè được các tiểu thương treo biển với giá siêu rẻ khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi thắc mắc.

Sốt đất lan rộng khắp phía Bắc, có nơi tăng gấp đôi

Sốt đất lan rộng khắp phía Bắc, có nơi tăng gấp đôi

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

Lúc đầu chỉ "nóng" ở một số tỉnh nhưng hiện sốt đất đã ngày càng lan rộng sau thông tin sáp nhập địa phương và những chính sách mới của Chính phủ.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 9/4/2025

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 9/4/2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 9/4/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Duy nhất ngân hàng có lãi suất cao 8,1% khi gửi tiền 13 tháng: Gửi tiết kiệm 100 triệu đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Duy nhất ngân hàng có lãi suất cao 8,1% khi gửi tiền 13 tháng: Gửi tiết kiệm 100 triệu đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9%.

Thu hồi lô dầu gội dược liệu của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương do chứa Methylparaben

Thu hồi lô dầu gội dược liệu của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương do chứa Methylparaben

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 9/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin (hộp 1 tuýp 30g). Sản phẩm này do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất.

Lịch cúp điện Hậu Giang từ ngày 9 - 13/4/2025: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Hậu Giang từ ngày 9 - 13/4/2025: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Hậu Giang sẽ mất điện cả ngày.

Xe ga 125cc giá 22 triệu đồng có ABS xịn ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ như xe số Wave Alpha

Xe ga 125cc giá 22 triệu đồng có ABS xịn ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ như xe số Wave Alpha

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

GĐXH - Xe ga 125cc có thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Lịch cúp điện Vĩnh Long từ ngày 9 - 13/4/2025: Cúp điện cả ngày nhiều khu dân cư và tuyến đường

Lịch cúp điện Vĩnh Long từ ngày 9 - 13/4/2025: Cúp điện cả ngày nhiều khu dân cư và tuyến đường

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Vĩnh Long sẽ mất điện cả ngày.

Lịch cúp điện Long An từ ngày 9 - 13/4/2025: Hàng loạt khu dân cư và tuyến đường nằm trong diện không có điện để dùng

Lịch cúp điện Long An từ ngày 9 - 13/4/2025: Hàng loạt khu dân cư và tuyến đường nằm trong diện không có điện để dùng

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tuần này, nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Long An sẽ mất điện cả ngày.

Xe sedan hạng B giá 500 triệu đồng ở Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh cùng Toyota Vios và Honda City

Xe sedan hạng B giá 500 triệu đồng ở Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh cùng Toyota Vios và Honda City

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Xe sedan hạng B tại Việt Nam sắp chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt với sự gia nhập của Skoda Slavia, mẫu xe đầu tiên của Skoda được lắp ráp trong nước.

Top