Cà Mau: Đằng sau tấm bằng công nhận “Gia đình văn hóa”
Giadinh.net - Xây dựng gia đình văn hóa là một phong trào lớn, có ý nghĩa trong cả nước. Ở tỉnh Cà Mau, nhiều cấp, nhiều ngành đã phát huy trách nhiệm triển khai thực hiện, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tính, chị Huỳnh Thị Hữu sinh 7 đứa con vẫn được công nhận "Gia đình văn hóa" (Ảnh: Kim Há). |
Biết sai vẫn cố tình làm
Bộ Y tế sẽ kiến nghị xử phạt nếu cố tình sinh con thứ ba Bộ Y tế cho biết, sẽ trình Chính phủ nghị định về xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ. Theo đó, sẽ có chế tài xử phạt cụ thể đối với tất cả trường hợp cố ý sinh con thứ ba. Theo dự báo của Tổng cục DS - KHHGĐ, đến năm 2010, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 88 triệu người, số phụ nữ trong tuổi sinh sản sẽ tăng lên 24 triệu người. Trong đó, khoảng 1,2 triệu phụ nữ mang thai và sinh con mỗi năm, 1/5 số phụ nữ này là các trường hợp sinh con thứ ba trở lên, chủ yếu là các hộ nghèo. Bộ Y tế cho rằng, những chế tài xử phạt vi phạm kế hoạch hóa gia đình hiện nay chỉ áp dụng được với các trường hợp là cán bộ, Đảng viên sinh con thứ ba trở lên. Với người dân vi phạm thì rất khó xử lý, dù là khiển trách hay phạt tiền đều không áp dụng được. |
Bên cạnh đó, công đoạn họp dân bình xét, cho đến đưa ra quyết định công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa là quy trình khép kín, hiển nhiên có sự thống nhất của cả tập thể. Thế nhưng, khi công nhận vẫn còn lọt các gia đình đạt chuẩn văn hóa vi phạm chính sách DS - KHHGĐ.
Người trong cuộc nói gì?
Ông Phan Trọng Nghĩa, Trưởng ban nhân dân ấp Tân Quảng Tây, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau) lý giải: “Đông con hay không đông con, dù sao bước đầu công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa đã “dính” rồi. Gia đình văn hóa có bốn tiêu chuẩn, trước khi xây dựng gia đình văn hóa, tụi tui có trao nội dung này cho từng hộ gia đình để thấm nhuần… Khổ nổi khi kiểm tra có hộ nhớ, hộ quên…(!?)”.
Gia đình anh Lữ Văn Hoàng sinh 3 đứa con cũng được công nhận "Gia đình văn hóa" (Ảnh: Kim Há). |
Ông Nguyễn Hoàng Buôn, Trưởng ban nhân dân ấp Kinh 5A, xã Tân Phú, huyện Thới Bình thẳng thắn thừa nhận: “Kế họach hóa gia đình phải trở thành tiêu chí quyết định trong việc công nhận gia đình văn hóa. Nhưng do chưa làm tốt việc tuyên truyền, vận động, có lúc buông lơi, từ đó bà con chưa thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình”.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có bao nhiêu gia đình đạt chuẩn văn hóa lại “đẻ con thứ 3”? Vấn đề này chưa có điều tra, thống kê chính xác. Vậy những gia đình đạt chuẩn văn hóa “lỡ” vi phạm chính sách DS - KHHGĐ sẽ được xử lý giáo dục như thế nào, có bị rút bằng công nhận hay không? Ông Lê Hoàng Phương, Trưởng ban nhân dân ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình cho rằng: “Phải dùng đến biện pháp mạnh. Họp dân kiểm điểm và rút bằng công nhận danh hiệu Gia đình đạt chuẩn văn hóa. Làm vậy, mọi người sẽ ý thức được trách nhiệm, không lâm vấp tình trạng sinh con thứ 3 nữa”.
Vậy nhưng, ông Từ Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có cách giải quyết ngược với ông Phương: “Những hộ đạt chuẩn văn hóa mà đã “sinh con thứ 3” thì không nên rút lại bằng công nhận vì đã trao rồi (?)!!! Điều quan trọng, địa phương hãy giáo dục cho gia đình nhận thức rõ việc làm đó là vi phạm tiêu chuẩn quy định gia đình văn hóa, tạo cơ hội cho người dân phấn đấu tốt hơn, để cùng nhau phát triển, xây dựng mọi nhà ấm no, hạnh phúc”…
Sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003: Mỗi cặp vợ chồng chỉ được có từ một đến hai con Vừa qua, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003. Điều này sẽ giúp người dân nhận thức rõ hơn về quy định của pháp luật đối với công tác DS-KHHGĐ. Theo đó, ngoài việc chỉ rõ mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ một đến hai con, Pháp lệnh cũng có quy định cho 7 đối tượng được sinh trên 2 con, gồm: vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số (dân tộc đó có số dân dưới 10.000 người theo số liệu công bố chính thức của Nhà nước); những người đã có 2 con, nhưng cả 2 con hoặc một trong hai con bị dị tật do tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh có một con còn sống; cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất, mà sinh ba hoặc hơn; cặp vợ chồng có một con, lần thứ hai sinh đôi hoặc hơn; những cặp vợ chồng tái hôn sinh thêm một con chung nếu cả hai hoặc một trong hai người đã có con riêng; những phụ nữ không kết hôn sinh đôi hoặc nhiều hơn ngay từ lần sinh thứ nhất.
B.T |
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?