Cả nhà ngộ độc sau bữa cơm trưa, một người tử vong
Nhìn thấy nấm đẹp khi đi rừng, một gia đình ở Hòa Bình đã hái về nấu canh. Sau bữa cơm trưa, 6 người phải nhập viện vì ngộ độc, trong đó có một trường hợp tử vong.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin ngày 20/2, trung tâm tiếp nhận, điều trị 2 bệnh nhân chẩn đoán ngộ độc nấm. Họ là 2 trong gia đình gồm 8 người cùng ăn nấm dại.
Người nhà cho biết sáng 17/2, các anh em họ trong cùng gia đình (ở xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) vào rừng kiểm tra đàn bò và nhìn thấy nấm đẹp, ngon.
Vì vậy, họ hái về nấu canh cho cả gia đình cùng ăn trong bữa trưa ngày 18/2. Sau ăn khoảng 12 tiếng, 6 người xuất hiện dấu hiệu nôn, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Mai Châu, (Hòa Bình) sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Bốn người có tình trạng ngộ độc nhẹ được điều trị tại tuyến dưới. Hai trường hợp nặng hơn được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân H.C.L. nhanh chóng tiến triển nặng hơn, suy đa tạng và tử vong sáng 22/2. Trường hợp còn lại đã tỉnh táo, tình trạng sức khỏe bắt đầu cải thiện.
Bác sĩ Nguyên cho biết thêm các nạn nhân bị ngộ độc do ăn nấm chứa độc tố amatoxin. Đây là chất cực độc, thường gây chết người do viêm gan, suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương đa cơ quan.

Hình ảnh nấm độc tán trắng (Amanita verna) chứa amatoxin. Ảnh: BVCC
Các biểu hiện xuất hiện muộn sau khi ăn từ 6-40 giờ (thường là 12-18 giờ) theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1-2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu.
Ở giai đoạn 2, các biểu hiện diễn ra âm thầm. Lúc này, bệnh nhân và bác sĩ dễ hiểu nhầm là nạn nhân đã khỏi (có thể chủ quan xin ra viện).
Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau, người bệnh bị ngộ độc sẽ chuyển sang giai đoạn 3 với biểu hiện tổn thương và suy tạng. Tiếp theo đó, người bệnh sẽ mê sảng, hôn mê sâu (hôn mê gan do suy gan), xuất huyết nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...), suy đa tạng và cuối cùng là tử vong.
Đại diện Trung tâm Chống độc cho biết trường hợp bệnh nhân H.C.L. khả nặng ngộ độc liều lớn dẫn tới tổn thương và suy đa tạng nhanh chóng.
Nguy hiểm hơn, do biểu hiện ngộ độc luôn xuất hiện rất muộn quá 6 giờ sau khi ăn, tức là khi nấm độc đã qua dạ dày xuống sâu tận ruột non và độc tố đang được hấp thu. Khi đó, dù bệnh nhân có nôn, bác sĩ rửa dạ dày cũng không có tác dụng.
Bác sĩ Nguyên cho biết mùa xuân là mùa nấm phát triển nhiều nên hay xảy ra ngộ độc. Cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém nhưng tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50%).
Các chuyên gia cũng khó phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn.
Để an toàn, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, không thể dựa vào hình thái, màu sắc cây nấm để phân biệt loại lành hay có độc.
Trường hợp không may ăn phải nấm nghi độc, người dân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt
Y tế - 4 ngày trướcSáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành
Thời sự - 4 ngày trướcNhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Thời sự - 4 ngày trướcNgày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí
Y tế - 6 ngày trướcNhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 1 tuần trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tếGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.