Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ca phẫu thuật đặc biệt cho cô bé 12 tuổi bị dị dạng sinh dục

Thứ sáu, 17:00 04/11/2016 | Y tế

GiadinhNet - 5 tháng trở lại đây, cô bé P.T.O (SN 2004, Hữu Lũng, Lạng Sơn) bị đau bụng liên tục. Đau đến mức bé tái mặt, xanh xao, lại sờ thấy một cục bằng nắm đấm ở bụng dưới…

Khi đến BV Phụ sản Trung ương khám, các bác sĩ phát hiện em bé bị dị dạng, thiếu 1/3 dưới âm đạo nên máu kinh không có đường thoát ra ngoài, gây nên những cơn đau tái mặt hàng tháng.

PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, bé vào viện 9/10 bệnh viện huyện ở tỉnh Lạng Sơn chuyển xuống.

Khi mới chào đời được 3 tuần, bé đã phát hiện có dị dạng bẩm sinh hậu môn trực tràng âm đạo, hậu môn tiền đình. Vì dị tật này, bé bị rò đường phân từ hậu môn lên âm đạo. Nhưng vì quá nhỏ nên bé không mổ được.

Khi 9 tháng tuổi, bé được đưa lên Viện Nhi phẫu thuật để đỡ rò phân ra trực tràng. Nhưng từ đó, cháu bị bệnh đại tiện không tự chủ. Mỗi lần cháu ho hoặc hoạt động mạnh lại không kiềm chế được. Do đó, ngày nào cháu cũng phải đóng khố, rất khổ sở. Không những thế, em còn bị dị dạng tàn tật bại liệt chân trái, không đi lại bình thường.


PGS.TS Vũ Bá Quyết thăm khám sau phẫu thuật cho bé O. Ảnh: V.Thu

PGS.TS Vũ Bá Quyết thăm khám sau phẫu thuật cho bé O. Ảnh: V.Thu

Theo lời kể của chính bệnh nhân O, từ năm 11 tuổi, cháu có dấu hiệu đau bụng kinh hàng tháng. Mỗi lần đau khoảng 1 tiếng, 30 phút, đau đớn mặt tái mét, không ăn uống được gì.

Cách đây 5 tháng, bố mẹ cháu phát hiện cháu bị ứ máu kinh, mỗi lần con gái đau, đều sờ thấy một cục bằng nắm tay ở bụng dưới.

Khi chuyển từ bệnh viện huyện lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương, phát hiện bé bị ứ máu kinh trên nền một dị dạng hậu môn âm đạo.

“Chúng tôi đã tư vấn gia đình, dị dạng sinh dục này nếu chích thì chích đến 5-7 lần vẫn không giải quyết hết được, vẫn phải mổ lại. Cách duy nhất giải quyết triệt để tình trạng ứ máu kinh này là cắt tử cung, nhưng điều này sẽ khiến cháu mất cơ hội làm mẹ. Còn tách ra có nguy cơ dính lại, hoặc phân từ đường hậu môn có thể xâm nhập ngược lên rất nguy hiểm, phá hết công sức của các bác sĩ khi xưa đã làm cho cháu khi 9 tháng tuổi. Chúng tôi quyết định sẽ tạo hình ống dẫn kinh” – PGS Quyết chia sẻ về những khó khăn trong ca bệnh này.

“Nếu để tình trạng ứ máu kinh lâu, bệnh nhi đau không chịu được, tử cung giãn ra, hai vòi trứng sẽ giãn ra và hỏng, máu kinh trào ngược trong bụng gây nhiễm khuẩn cho cháu” – PGS Quyết cho hay.

Theo PGS Quyết, khi trao đổi với bố cháu về điều này, gia đình đã rất suy nghĩ, lo lắng.

“Tôi nhớ ông ấy đã khóc rất nhiều, và không phải quyết định ngay khi chúng tôi tư vấn. Vừa khóc, ông vừa nói: Con tôi học giỏi lắm, giỏi gần nhất trường. Ông bố là người dân tộc, là lao động chính trong gia đình khi hàng ngày phải đi chặt mía thuê chỉ với 200.000đ/ngày, nhưng cực kỳ quan tâm con gái. Đây là cô con gái thứ 3 trong gia đình. Dù con đã mổ được 11 năm, nhưng bố vẫn giữ toàn bộ hồ sơ của lần đầu tiên con lên bàn mổ (khi con 9 tháng), thậm chí cả giấy ra viện của con” – BS Đàm Thị Quỳnh Liên, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết.

“Một câu hỏi của ông bố dân tộc này khiến chúng tôi suy nghĩ mãi: “Tỷ lệ thành công của ca mổ là bao nhiêu?”, sau khi được chúng tôi tư vấn về ca mổ, và do đích thân giám đốc bệnh viện sẽ mổ, tỷ lệ là 90%, ông bố đã đồng ý ngay. Thật sự, đó là người bố tuyệt vời!” – BS Liên chia sẻ.

Khi mổ, nội soi thấy hai buồng trứng bình thường, tử cung bình thường, nhưng vòi trứng bên trái ứ máu kinh rất to, vòi trứng bên phải bình thường, ứ máu kinh trong âm đạo rất to. Âm đạo cháu đang rất bé, bị ứ máu kinh trên tiền sử có dị dạng nếu can thiệp rất dễ gây nên việc phân trào ngược lên từ hậu môn.

Các bác sĩ đã tạo hình lỗ để giải thoát máu kinh, đến nay tình trạng ứ máu kinh đã giải quyêt được triệt để. Sau khi nội soi ổ bụng, đánh giá dị dạng, các bác sĩ dẫn lưu ra 500ml máu kinh ứ đọng ở tử cung, vòi trứng bên phải. Sau đó đã tạo hình đường dẫn máu kinh ra ngoài, thành công đến 99%, bệnh nhân hết ngay tình trạng đau bụng.

Đây thực sự là ca dị dạng sinh dục hiếm gặp. Sau khi được phẫu thuật, bé vẫn là phụ nữ, mang thai bình thường.

Tỷ lệ dị dạng sinh dục khá hiếm, nhưng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, một tuần nhận trung bình khoảng 1-2 ca dị dạng sinh dục nhiều loại, trong đó, có trường hợp gia đình không có âm đạo…

Được biết, với ca bệnh dị dạng hiếm gặp, lại là hộ gia đình nghèo, người dân tộc này, toàn bộ viện phí của bệnh nhân được miễn phí hoàn toàn.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top