Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các bước xử trí sốc phản vệ đúng quy trình, kỹ thuật cần nắm bắt

Thứ ba, 13:59 04/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Sốc phản vệ là phản ứng cấp tính toàn thể, đây là tình trạng nặng cần được xử trí và cấp cứu kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy quy trình xử trí sốc phản vệ cần thực hiện như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ Bộ Y tế nêu rõ: Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

Sốc phản vệ: Dấu hiệu cần nhận biết để cấp cứu kịp thời tránh tử vongSốc phản vệ: Dấu hiệu cần nhận biết để cấp cứu kịp thời tránh tử vong

GĐXH - Sốc phản vệ có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên khiến người bệnh bị dị ứng. Khi bị sốc phản vệ cần nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu nhanh, kịp thời tránh dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Các cấp độ sốc phản vệ

Phản vệ được phân thành 4 mức độ (mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự):

Mức độ 1 (nhẹ): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Mức độ 2 (nặng): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

Mức độ 3 (nguy kịch): Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như:

Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Mức độ 4 (ngừng tuần hoàn): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Các bước xử trí sốc phản vệ đúng quy trình, kỹ thuật cần nắm bắt - Ảnh 2.

Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ. Ảnh minh họa

Tại sao cần cấp cứu người bị sốc phản vệ ngay lập tức?

Theo BSCKI Phan Tuấn Trọng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), dị ứng là tình trạng phản ứng của cơ thể khi lần đầu tiếp xúc với một trong số những chất gây dị ứng (dị nguyên). Đây cũng là lúc hệ thống miễn dịch học cách nhận ra kẻ xâm lược bên ngoài. 

Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, xảy ra sau vài giây đến vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Tùy cơ địa nhạy cảm ở mỗi người mà cơ thể sẽ phản ứng với những chất gây dị ứng nhất định.

Sốc phản vệ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, da, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương. Do đó các triệu chứng sốc phản vệ cũng phân bố khắp cơ thể, phổ biến như: Ngứa da, môi bị sưng vù, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy…

Ngoài ra, sốc phản vệ còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:

Tình trạng giãn mạch làm giảm tưới máu và cung cấp oxy đến các mô – nguyên nhân gây ra những biểu hiện như: da, môi, móng tay tím tái, phù mặt và cổ, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh… Nguy hiểm hơn có thể xảy ra là trụy tim mạch và tử vong.

Thể tích tuần hoàn giảm, thể tích mạch máu phân bố không đều, gây sốc tim. 

Gây giãn mạch lớn thứ phát sau sự suy giảm tế bào mast (tế bào miễn dịch có trong khoảng giữa các mô niêm mạc và biểu mô và môi trường bên ngoài, chẳng hạn như trong ruột, phổi, da, xung quanh mạch máu). Từ đó giải phóng nhanh chóng các chất trung gian histamin, prostaglandin, leukotrien, gây ra những hiện tượng như tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết niêm mạc ruột, niêm mạc phế quản, co thắt tiểu phế quản, đường tiêu hóa, giãn cơ trơn mạch máu…

Bị sốc phản vệ nạn nhân cần phải nhanh chóng được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khẩn, tránh những biến chứng không kiểm soát, đe dọa tính mạng người bệnh. Thời gian vàng cấp cứu người bệnh bị sốc phản vệ là trong vòng 30 phút.

Đặc biệt, sau khi đã xử lý sốc phản vệ và điều trị kịp thời vẫn có thể tái diễn sau 8 – 72 giờ tiếp theo. Do đó, người bệnh cần phải được theo dõi kỹ bằng máy móc hiện đại, chuyên gia giàu kinh nghiệm.  

Quy trình xử trí sốc phản vệ đúng kỹ thuật cần nắm bắt

Theo hệ thống tư vấn sức khoẻ trực tuyến Health Việt Nam và BSCKI Phan Tuấn Trọng quy trình cấp cứu sốc phản vệ cần thực hiện theo các bước:

Nguyên tắc xử trí sốc phản vệ

Nguyên tắc cấp cứu sốc phản vệ là nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. Thực hiện cấp cứu tuần hoàn ngay tại chỗ nhằm đảm bảo duy trì tình trạng ổn định đường thở, tuần hoàn, hô hấp… rồi mới vận chuyển người bệnh.

Nhanh chóng xác định chất gây dị ứng dẫn đến sốc phản vệ để cách xa người bệnh như các loại thuốc uống, bôi hay nhỏ; dịch truyền…

Các bước xử trí sốc phản vệ

Cấp cứu sốc phản vệ có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn sơ cấp cứu và giai đoạn đến bệnh viện. 

Giai đoạn sơ cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ

Nếu trường hợp người bị sốc phản vệ đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng, lập tức gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp. Kế đến, thực hiện các bước sơ cứu cấp cứu sốc phản vệ như sau:

Đưa nạn nhân vào một vị trí thoải mái, nâng cao chân để máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng.

Nếu nạn nhân có sẵn bút tiêm tự động epinephrine (EpiPen), có thể dùng ngay khi các biểu hiện đầu tiên xuất hiện. Không nên cố gắng uống bất kỳ loại thuốc uống nào nếu đang trong tình trạng khó thở. Lưu ý, dù người bệnh thấy tình trạng sức khỏe tốt hơn sau khi sử dụng EpiPen thì vẫn đưa đến bệnh viện. Bởi nếu không được bác sĩ "khoanh vùng" yếu tố gây dị ứng thì người bệnh có thể bị tái phát khi hết thuốc hoặc tiếp tục bị sốc phản vệ lần sau.

Nếu xảy ra sốc phản vệ do côn trùng đốt, hãy loại bỏ ngòi. Chẳng hạn như bị ong chích, có thể khều nhẹ ngòi, dùng nhíp gắp ra. Sau đó, rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm. Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng. Lưu ý: Không nên nặn ép hay bóp bằng tay chỗ côn trùng đốt để tránh nọc độc lan ra. 

Trường hợp nạn nhân có biểu hiện ngưng thở, nên thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi nhân viên cấp cứu đến. Ngoài ra, nếu nhận thấy những biểu hiện: Nổi mề đay, mệt mỏi, tay chân lạnh; làn da nhợt nhạt, lạnh và sần sùi; mạch yếu, nhanh; khó thở; lú lẫn; mất ý thức; nước tiểu màu đỏ hay tiểu ít… cũng báo nhân viên y tế để tốt hơn cho việc điều trị.

Giai đoạn đưa bệnh nhân sốc phản vệ đến bệnh viện

Khi người bệnh bị sốc phản vệ được đưa đến khoa Cấp cứu, bác sĩ sẽ tiêm ngay epinephrine qua đường tĩnh mạch hoặc cơ bắp đùi bên ngoài nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.

Adrenalin tiêm bắp: Căn cứ theo độ tuổi bác sĩ cấp cứu sẽ tiêm liều phù hợp. Ở người lớn, liều khởi đầu dùng lượng adrenalin 1/1.000 tiêm 0,5 – 1/2 ống 1mg/1ml ở mặt trước bên đùi. Ở trẻ em liều dùng 0,01 ml/kg, với trẻ 6-12 tuổi: tối đa không quá 0,3 ống tiêm bắp/lần; dưới 6 tuổi: 0,15ml /lần.

Tiêm nhắc lại sau mỗi 5-15 phút/lần (có thể sớm hơn 5 phút nếu cần) đến khi huyết áp trở lại bình thường (người lớn và trẻ em hơn 12 tuổi thì huyết áp tâm thu > 90 mmHg; trẻ 1-12 tuổi là > 70 mmHg + (2 x tuổi); trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi là > 70 mmHg).

Tiêm Adrenalin qua tĩnh mạch: Dùng trong trường hợp sau 3 lần tiêm bắp adrenalin (hoặc sau liều tiêm bắp thứ hai), tình trạng huyết động vẫn không cải thiện. Khi ấy, ở người lớn, cần thực hiện truyền adrenalin tĩnh mạch với liều khởi đầu: 0,1µg/kg/phút (khoảng 0,3mg/ giờ), điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2 đến liều tối đa 2 – 4mg/giờ.

Nếu không có máy truyền dịch có thể thay thế bằng adrenalin theo liều lượng adrenalin (1mg/ml) 2 ống + 500ml dung dịch glucose 5% (dung dịch adrenalin 4µg/ml). Tốc độ truyền với liều adrenalin 0,1 µg/kg/phút theo bảng sau:

Các bước xử trí sốc phản vệ đúng quy trình, kỹ thuật cần nắm bắt - Ảnh 3.

Trường hợp không đặt truyền adrenalin tĩnh mạch có thể dùng dung dịch adrenalin 1/10.000 (pha loãng 1/10) tiêm qua ống nội khí quản hoặc màng nhẫn giáp với liều 0,1ml/kg/lần, tối đa 5ml ở người lớn và 3ml ở trẻ em.

Bác sĩ cũng có thể tiêm glucocorticoid và thuốc kháng histamin qua đường tĩnh mạch giúp giảm viêm trong đường thở, cải thiện khả năng hô hấp của nạn nhân.

Thuốc chủ vận beta như albuterol cũng có thể được chỉ định dùng giúp người bệnh dễ thở hơn hay bổ sung lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Bất kỳ biến chứng nào do sốc phản vệ gây ra cũng được điều trị.

Nguyên tắc dự phòng sốc phản vệ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây:

Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.

Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định.

Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định.

Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.

Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng theo hướng dẫn, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh.

Các bước xử trí sốc phản vệ đúng quy trình, kỹ thuật cần nắm bắt - Ảnh 4.

Adrenaline tiêm bắp vẫn là liệu pháp điều trị căn bản có tính chất cứu mạng bệnh nhân bị sốc phản vệ. Ảnh minh họa

Vì sao adrenaline thường được dùng trong xử trí sốc phản vệ?

ThS.BS Tống Văn Hoàn (Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng) cho biết, phác đồ cấp cứu và điều trị sốc phản vệ cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng của bác sĩ và điều kiện trang thiết bị. Trong đó, adrenaline tiêm bắp vẫn là liệu pháp điều trị căn bản có tính chất cứu mạng bệnh nhân.

Vì thế, adrenaline cần phải được chuẩn bị trước tất cả những tình huống có nguy cơ xảy ra sốc phản vệ như truyền dịch, tiêm truyền thuốc, gây tê gây mê, tiếp xúc với ong...

Theo BS Hoàn, về cơ chế, adrenaline tác động lên các thụ thể thần kinh giao cảm giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng sốc phản vệ. Ví dụ tác dụng co mạch (giúp tăng huyết áp, giảm phù nề, ban đỏ), tăng sức co bóp cơ tim, giãn cơ trơn phế quản...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ càng sớm thì hiệu quả càng cao, hầu hết các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ thất bại là do dùng adrenaline chậm.

BS Hoàn cũng chỉ rõ, giống như các thứ thuốc khác, adrenaline cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt khi dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, thường gặp nhất là run chân tay, đau tức ngực, nhịp tim nhanh...

Một số trường hợp nhồi máu cơ tim được cho là có liên quan đến việc dùng adrenaline đường tĩnh mạch trong điều trị sốc phản vệ, mặc dù bản thân sốc phản vệ cũng có thể gây ra biến chứng này.

Adrenaline đường tiêm bắp cho đến nay vẫn được coi là đường dùng an toàn và hiệu quả nhất trong điều trị sốc phản vệ.

Ngoài Adrenaline, Corticosteroid và các thuốc kháng histamine như diphenhydramine, dimedrol cũng nên được sử dụng và có hiệu quả tốt với các triệu chứng sốc ở da và niêm mạc.

Do đó, các chuyên viên kỹ thuật và bác sỹ đều cần nắm rõ quy trình và cách thực hiện xử lý sốc phản vệ. Điều quan trọng là bệnh nhân cần sớm được xử lý và cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mời độc giả xem video đang được quan tâm:

Chế độ ăn uống giúp phụ nữ mang thai tăng sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 5 phút trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 21 phút trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 9 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 21 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Top