Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Thứ tư, 07:51 27/03/2024 | Bệnh thường gặp

Theo CDC Hoa Kỳ, tất cả các loại vaccine phòng cúm cho mùa cúm 2024-2025 sẽ là vaccine hóa trị ba, được thiết kế để bảo vệ chống lại ba loại virus cúm khác nhau, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B/Victoria.

1. Các loại vaccine phòng cúm mới nhất

Theo CDC Hoa Kỳ, thuốc chủng ngừa cúm có sẵn bao gồm:

- Vaccine phòng cúm liều tiêu chuẩn được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong trứng. Hiện có sẵn một số nhãn hiệu vaccine cúm liều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm afluria quadrivalent, fluarix quadrivalent, fluLaval quadrivalent và fluzone quadrivalent… Những loại vaccine này được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Hầu hết các mũi tiêm phòng cúm đều được tiêm vào cánh tay (cơ) bằng kim (Afluria quadrivalent có thể được tiêm bằng kim tiêm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).

- Vaccine phòng cúm dựa trên tế bào (flucelvax quadrivalent) có chứa virus được nuôi cấy trong tế bào, sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine này hoàn toàn không có trứng.

- Vaccine ngừa cúm tái tổ hợp (flublok quadrivalent) là loại thuốc chủng ngừa cúm hoàn toàn không có trứng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp và sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Mũi tiêm này không chứa virus mà chứa kháng nguyên gấp ba lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

Có nhiều loại vaccine phòng ngừa cúm và được cập nhật hàng năm.

- Vaccine ngừa cúm liều cao dựa trên trứng (fluzone high-dose quadrivalent), được phê duyệt để sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này chứa kháng nguyên gấp bốn lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

- Vaccine cúm bổ trợ dựa trên trứng (fluad quadrivalent), được chấp thuận cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này được bào chế bằng chất bổ trợ (một thành phần giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn).

- Vaccine xịt mũi ngừa cúm giảm độc lực  làm từ trứng (flumist quadrivalent) được bào chế từ virus cúm sống giảm độc lực, được chấp thuận sử dụng cho người từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Vaccine này không được khuyến cáo sử dụng cho người mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc một số bệnh lý nhất định.

2. Có loại vaccine cúm nào tốt nhất không?

Theo CDC, một số loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Khuyến nghị này dựa trên việc xem xét các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng, ở người trên 65 tuổi, những loại vaccine này có hiệu quả hơn so với vaccine cúm liều tiêu chuẩn không có bổ trợ. Không có khuyến nghị ưu tiên cho những người dưới 65 tuổi. Cụ thể:

- Đối với những người dưới 65 tuổi, CDC không ưu tiên khuyến nghị bất kỳ loại vaccine cúm nào tốt nhất. Các lựa chọn cho nhóm tuổi này bao gồm vaccine cúm bất hoạt (IIV), vaccine cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV)...

- Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, có ba loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng hơn vaccine cúm liều tiêu chuẩn, không có bổ trợ. Đó là vaccine cúm tứ giá liều cao fluzone, vaccine cúm tái tổ hợp hóa trị bốn flublok và vaccine cúm bổ trợ hóa trị bốn fluad.

Nếu không có loại vaccine nào trong số ba loại được khuyến nghị ưu tiên trên cho những người từ 65 tuổi trở lên tại thời điểm tiêm, thì những người ở độ tuổi này nên tiêm bất kỳ loại vaccine cúm nào khác phù hợp với lứa tuổi để thay thế.

Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, liều tiêm và lịch tiêm phòng vaccine cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Tiêm liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vaccine cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Vaccine cúm không có tác dụng ngay lập tức, phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng các kháng thể mới phát triển trong cơ thể và cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên tiêm phòng trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng.

Bảo Lâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Top