Các nhà khoa học phát hiện ra những gen mới, cho thấy con người vẫn đang tiến hóa!
Khi giải mã được bộ gen của con người, nhiều người nghĩ rằng nhân loại đã thực sự hiểu được chính mình. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại những phát hiện mới về gen vẫn không ngừng được công bố và cho thấy chúng còn nhiều điều bí ẩn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Nhiều người nghĩ rằng nhân loại đã khám phá ra tất cả bí mật về gen người vào năm 2003 khi các nhà khoa học tuyên bố giải mã thành bông bộ gen người. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận đã bị bỏ qua, nhưng đó là những khoảng trống nhỏ vì chúng dường như không mã hóa bất kỳ chức năng nào (thứ vào thời điểm đó được coi là "DNA rác").
Nhưng ngay cả "rác" cũng có những "kho báu" tiềm tàng. Các nghiên cứu mới đây cho thấy các biến thể ở những vùng không theo trình tự này có liên quan phức tạp đến sức khỏe con người, từ lão hóa đến các bệnh như ung thư và rối loạn phát triển như tự kỷ.
Trong khoảng thời gian gàn đây, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt cuối cùng đã giải quyết được ẩn số về bộ gen, phân tích trình tự hoàn chỉnh của những DNA chưa được giải mã trước đó.
Giờ đây, các nhà khoa học đang phát hiện ra rằng một số trình tự gen mã hóa các protein không có bất kỳ tổ tiên rõ ràng nào, và các nhà di truyền học gọi là chúng gen mồ côi.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, một số gen mồ côi này phát sinh một cách tự nhiên khi chúng ta tiến hóa, không giống như những gen khác mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên của mình.
Trong một bài báo được xuất bản hôm thứ ba trên tạp chí Cell Reports, các nhà nghiên cứu ở Ireland và Hy Lạp đã tìm thấy khoảng 155 phiên bản nhỏ hơn của trình tự DNA (ORF), tạo ra các vi protein có khả năng quan trọng đối với sự phát triển của tế bào khỏe mạnh hoặc liên quan đến một loại bệnh như chứng loạn dưỡng cơ và viêm võng mạc sắc tố, một bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến mắt.
"Tôi nghĩ đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét nguồn gốc tiến hóa cụ thể của các DNA nhỏ này và các vi protein của chúng", Nikolaos Vakirlis, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Y sinh ở Hy Lạp và là tác giả đầu tiên của bài báo, cho biết.
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với DNA bao gồm 4 khối xây dựng hóa học được gọi là nucleotide: adenosine (A), thymine (T), cytosine (C) và guanine (G). Các trình tự cụ thể, ví dụ như AATCGA, là công thức mà các ribosome tạo ra protein của riêng chúng.
Khi một ribosome đang đọc một loạt nucleotide, một chuỗi ba gọi là codon sẽ cũng cấp thông tin biết nơi bắt đầu và ngừng đọc, giống như trang đầu tiên và trang cuối cùng của một cuốn sách.
Aoife McLysaght, Giáo sư di truyền học tại Trinity College Dublin ở Ireland và là tác giả chính của bài báo, nói với Inverse rằng khoảng trống ở giữa codon bắt đầu và codon kết thúc được gọi là ORF.
Cô ấy giải thích: "Đó là một đoạn DNA có khả năng mã hóa một loại protein có độ dài nhất định. Tuy nhiên chúng tôi không biết liệu đó có phải là gen hay không do đó vẫn cần phải nghiên cứu thêm".
Nguyên tắc chung mà các nhà khoa đồng tình là ORF càng dài thì cơ hội nó mã hóa một loại protein sẽ có chức năng càng cao.
"Khi ORF có độ dài tương đối ngắn, về cơ bản, chúng tôi không thể biết được nó mã hóa cho thứ gì, nó có ý nghĩa về mặt sinh học hay chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên thì vẫn cần phải nghiên cứu thêm", McLysaght nói.
Nếu những ORF nhỏ này quan trọng và tạo ra các protein có ảnh hưởng, thì liệu chúng có thể giải thích cách thức các gen mới tiến hóa và các đặc điểm mới xuất hiện trong một loài không?
Có vô số ORF nhỏ trong bộ gen, vì vậy việc sàng lọc xem cái nào hoạt động và không hoạt động là một điều vô cùng cần thiết. Sau đó truy tìm tổ tiên của chúng sẽ là một nhiệm vụ lớn tiếp theo của các nhà nghiên cứu.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phân tích một bộ dữ liệu gồm các ORF nhỏ ở người đã được xác định là có chức năng sinh học và ghép lại thành một cây phát sinh loài, một sơ đồ biểu thị mối quan hệ tiến hóa giữa các sinh vật.
Điều này được thực hiện bằng cách so sánh trình tự của ORF nhỏ với các trình tự tương tự ở các loài có quan hệ họ hàng gần với con người như tinh tinh, đười ươi, khỉ đột...
McLysaght nói: "Nếu bạn chỉ có thể tìm thấy ORF ở người, thì nó có vẻ sẽ là đặc trưng của con người. Nhưng nếu đó là thứ được tìm thấy ở những loài linh trưởng khác, thì nó có thể đến từ một tổ tiên chung".
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có khoảng 155 ORF nhỏ tạo ra các vi protein phát sinh hoàn toàn từ đầu — thứ được gọi là sự ra đời của gen de novo — trong các vùng duy nhất trong DNA.
Hơn một phần tư trong số các trình tự di truyền ngắn này (cụ thể là 44) dường như chỉ xuất hiện ở con người và gây ra các khuyết tật tăng trưởng trong các dòng tế bào bất tử (đây là những tế bào thường không gặp vấn đề gì khi phát triển vì chúng có một đột biến giúp chúng tiếp tục nhân lên).
Ba ORF khác dường như có liên quan đến các bệnh như loạn dưỡng cơ, viêm võng mạc sắc tố và một tình trạng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển gọi là hội chứng Alazami có liên quan đến một gen có tên LARP7.
Một ORF khác dường như có liên quan chặt chẽ với mô tim và là ORF mà con người chia sẻ với tinh tinh. Điều này cho thấy rằng một khi sự chia rẽ tiến hóa xảy ra, các gen có thể tiến hóa khá nhanh trong một loài.
McLysaght và Vakirilis nói rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu để hiểu cách ORF tham gia vào việc tạo ra các gen mới, quá trình tiến hóa của con người và vai trò của chúng đối với sức khỏe và bệnh tật.
Vakirlis nói: "Còn rất nhiều việc phải làm và rất nhiều ORF cần nghiên cứu. Ví dụ, không phải mọi gen mới đều mang lại lợi ích sinh học. Nhiều loại có thể gây bất lợi và gây hại cho một sinh vật".
Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác
Tiêu điểm - 2 giờ trướcVài giờ sau khi nữ giúp việc vứt chiếc đệm ra bãi rác, cụ bà hơn 80 tuổi mới nhớ ra mình giấu hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt và trang sức trong đó.
Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
Tiêu điểm - 18 giờ trướcGĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia
Tiêu điểm - 21 giờ trướcLoài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Cảm động trước sự giúp đỡ của người giúp việc trong suốt thời gian đau ốm, cụ ông quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô nhưng các con của cụ ông này quyết định đòi lại tài sản của gia đình từ người giúp việc.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 3 ngày trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 3 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 4 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 4 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểmMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.