Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các sản phẩm diệt khuẩn: Cẩn thận kẻo rước bệnh vào người

Thứ sáu, 10:52 06/07/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trên thị trường hiện nhan nhản các sản phẩm có chức năng diệt khuẩn được chào bán công khai với lời quảng cáo rất “bùi tai”.

Bàn chải đánh răng được quảng cáo là diệt khuẩn.

 
Nhưng theo các nhà khoa học, đây là những quảng cáo liều lĩnh bởi với cấu tạo đơn giản, khó có khả năng diệt khuẩn.
Cấu tạo quá đơn giản không thể diệt khuẩn

“Công nghệ Microban® giúp cho một sản phẩm thớt không bao giờ bị nấm mốc, luôn giữ cho sản phẩm trắng sạch như mới và có tác dụng vĩnh cửu... Microban là chất bảo vệ chống lại vi khuẩn và nấm mốc tin cậy nhất, uy tín nhất trên thế giới. Là thành phần tồn tại vĩnh viễn cùng với dòng đời của sản phẩm...”. Đây là lời giới thiệu về một loại thớt diệt khuẩn được chào mời trên các website.

Ở một website khác, lời giới thiệu sản phẩm bàn chải đánh răng diệt khuẩn được quảng cáo khử trùng 650 loại vi khuẩn và virus bao gồm một trực khuẩn đường ruột. Nó có thể được kết hợp theo quy định cùng với một phương pháp điều trị y tế để ngăn viêm da, mụn, eczema, thương hàn, bệnh tả, cảm lạnh, viêm phế quản, mùi hôi thối của nách, chân, cơ thể...

Ngoài các sản phẩm trên, các trang web hay diễn đàn mạng đang chào đón rất nhiều sản phẩm khác có chức năng diệt khuẩn như quạt, máy sấy quần áo, giá treo đồ gia dụng...

TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Một sản phẩm máy sấy phải đảm bảo các yếu tố sau để có thể diệt khuẩn: Sinh ra nhiệt (để bay hơi), có đối lưu không khí (thoát hơi nhanh), có bộ phận khả năng sinh ra tác nhân diệt khuẩn (ví dụ quá trình tạo ra ozone trong không khí, tạo tia tử ngoại, đôi khi có thể làm tích điện âm để khiến kết tủa bụi đi kèm theo khuẩn). Ngoài ra, phải có bộ phận có khả năng lọc khí.

Nhiều sản phẩm hiện đại có cấu tạo phức tạp, cồng kềnh có thể làm được. Nhưng máy của chúng ta có đủ hết những bộ phận như thế không lại là chuyện khác. Hai yếu tố đầu (sinh ra nhiệt, có đối lưu không khí), có thể có, nhưng với điều kiện thứ 3, 4 (bộ phận có khả năng sinh ra tác nhân diệt khuẩn và bộ phận có khả năng lọc khí) thì chúng ta không kiểm soát được. Căn cứ vào các yếu tố trên, TS. Thịnh cho rằng: Thớt, bàn chải đánh răng, quạt hay giá treo đồ gia dụng không có cấu tạo quá phức tạp để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn.

Phân tích về điều này, TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng: Bàn chải là một dụng cụ bằng nhựa dùng thuốc đánh răng để cọ xát, tẩy rửa những chất bẩn trên bề mặt răng, đồng thời có thêm chất phụ gia để củng cố men răng (thêm hàm lượng canxi hay trong miệng nếu có chua thì cho thêm chút kiềm để giảm đi). Sau đó súc miệng bằng nước sạch thì chất bẩn sẽ kéo ra ngoài. Bàn chải là sản phẩm thuần túy cơ học và không có nguyên lý nào để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn. Có chăng thuốc đánh răng có khả năng sát khuẩn. “Theo tôi, quảng cáo như thế là liều lĩnh!”, TS. Thịnh bức xúc.

Đối với quạt diệt khuẩn, TS. Thịnh khẳng định: Kết cấu của sản phẩm này là hút đằng sau và thổi đằng trước. Nó không đủ cầu kỳ như điều hòa nhiệt độ để diệt khuẩn. Điều hòa có một bộ phận hút vào và thải ra. Qua màng lọc bụi. Vì vi khuẩn rất bé và bao giờ cũng đi theo bụi nên máy tạo ion âm sẽ kết tủa bụi lại, vi khuẩn cũng được giữ lại, không thải ra môi trường nhưng không phải là diệt được hoàn toàn. Còn quạt không có chỗ để lọc. Một số quạt phả ra hơi nước để mát không khí chứ không phải là tỏa ra chất để diệt khuẩn.

“Ngoài ra, trong gia đình, con dao cái thớt là vật rất bẩn. Ở châu Âu, người ta sáng chế ra một loại hộp đựng có khả năng khi đóng cửa, hộp sẽ sinh ra một dòng tia cực tím để diệt khuẩn. Đó là tiến bộ rất lớn. Nhưng nếu chỉ là cái khay, cái giá để treo những đồ dùng này thì hoàn toàn không có khả năng sinh ra chất để diệt khuẩn”, TS. Thịnh cho biết.
 
Diệt được khuẩn, người dùng cũng bị đe dọa

“Nếu đặt ở trước mặt hay bên cạnh mình một cái máy có thể tạo ra ion âm thì có thể không khí được diệt khuẩn. Nhưng đồng thời nó cũng có thể gây chết người. Mọi chất sát khuẩn nếu có khả năng hại chết con người”, TS. Thịnh cảnh báo.

Các chuyên gia sinh – hóa cho rằng: Khuẩn là sinh vật, là tế bào, nếu giết được nó có thể giết các tế bào da. Do đó, nếu lạm dụng chất sát khuẩn thì nguy hại vô cùng, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới dùng.

Thớt diệt khuẩn theo lời quảng cáo trên đây có chất Microban có khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn và nấm mốc tin cậy nhất, uy tín nhất trên thế giới, nhưng các chuyên gia sinh – hóa lại tỏ ra băn khoăn, bất ngờ với chất mới lạ này.

“Bản thân tôi cũng không hiểu được Microban là viết tắt của chữ gì” – TS. Trịnh Hùng – giảng viên khoa Hóa (ĐH KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội) nói. “Lời quảng cáo sản phẩm này thật quá mức! Tế bào vi khuẩn có lớp vỏ khá bền vững và để phá vỡ nó không đơn giản mà phải dùng các sóng siêu âm hoặc các thanh để nghiền. Ví dụ muốn khai thác enzim trong vi khuẩn nuôi được thì phải cho vào thanh nghiền, sóng siêu âm để tán, xay, giã mới chiết được ra. Nói như thế này thì đơn giản quá nên cũng chưa chắc đã đúng, liệu rằng quảng cáo có nói vống quá lên không? Thực ra vấn đề này phải có kiểm nghiệm”, ông Hùng nêu quan điểm.

Phân tích đoạn quảng cáo này, TS. Thịnh cho rằng: Có thể màng thớt người ta sẽ làm cực nhẵn, không có diện tích cần thiết cho vi khuẩn bám dính. Do vi khuẩn chỉ bám được ở những chỗ gồ ghề, còn chỗ nhẵn thín thì khó.

Ngoài ra, về nguyên lý, chất muốn diệt khuẩn phải chui vào được màng tế bào, phá vỡ cấu trúc của tế bào thì vi khuẩn mới chết. Đấy là một loại chất độc đối với vi sinh học. Chất Microban ngấm qua được màng tế bào vi sinh vật “phá vỡ các chức năng tế bào của nó, khiến cho vi khuẩn bị yếu đi và không thể phát triển và sinh sôi được nữa” (theo lời quảng cáo) nghĩa là có thể ngấm vào thịt và sẽ đi vào cơ thể con người.

“Có những chất có khả năng sinh ra chất diệt khuẩn. Có thể trộn chất đó vào trong nhựa, nhưng chất đó đã kháng được khuẩn, tiêu diệt được khuẩn trên bề mặt thớt thì đồng thời nó sẽ dính vào thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn loại thớt này”, TS. Thịnh khuyến cáo.
 

"Ăn sạch, ở sạch" không có nghĩa là chúng ta sống trong môi trường vô trùng. Nếu thực sự vô khuẩn thì con người có khi cũng gặp nguy hại. Con người cần rất nhiều vi sinh vật cộng sinh trong cuộc sống. “Ăn sạch, ở sạch” là giảm thiểu tối đa các loại vi khuẩn gây bệnh. Đừng quá lạm dụng các chất diệt khuẩn. Trong tự nhiên, tự nó đã có quá trình diệt khuẩn, ví dụ ánh sáng mặt trời là quan trọng nhất.

 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Sống khỏe - 10 phút trước

GĐXH – Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau đầu do huyết áp.

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Y tế - 40 phút trước

GĐXH - Sau khi sơ suất uống thuốc cả vỏ, anh T thấy nuốt đau, nuốt nghẹn, buồn nôn, không ăn gì được nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Cả 2 người bệnh phát hiện ung thư đại tràng đều có dấu hiệu trung đại tiện khó và đau, căng chướng bụng...

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân 85 tuổi ở Quảng Ninh có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được phẫu thuật thành công.

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị bệnh tiểu đường, suy thận chia sẻ, do công việc chịu nhiều áp lực nên cô thường phải dựa vào việc ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng.

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ chức năng miễn dịch và điều chỉnh nồng độ canxi… Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D không đúng cách có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Qua nội soi ống tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện 1/3 trên thực quản gần cơ thắt trên có tổn thương dị vật dạng viên thuốc còn nguyên vỏ găm hai thành thực quản.

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chị H có đa u xơ tử cung với đủ 8 mức độ. Trong đó, khối u lớn nhất dài 25cm, nặng 1,7kg.

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thời điểm uống thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhịp sinh học cơ thể, thời gian tác dụng của thuốc, ảnh hưởng của thực phẩm, tương tác thuốc… Vậy những người bệnh về tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào thời điểm nào là tốt nhất?

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Sống khỏe - 20 giờ trước

Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm ngon, ngải cứu còn được sử dụng để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể và làm đẹp da.

Top