Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến góp phần nâng cao chất lượng dân số

Chủ nhật, 07:37 20/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện nay có rất nhiều, tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ và độ tuổi của thai nhi mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp lựa chọn thích hợp. Việc sàng lọc trước sinh góp phần giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ chào đời, trong đó có từ 2 - 3% bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh như mắc bệnh Down; tan máu bẩm sinh thalassemia; dị tật ống thần kinh; thiếu men G6PD; tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh...

Những bệnh lý này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giống nòi. Các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như tiến hành tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh góp phần giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số.

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến góp phần nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ảnh BVCC


BSCKI. Dương Ngọc Vân – Khoa Sản (BVĐK Medlatec) cho biết, hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Phổ biến nhất và được thực hiện thường xuyên tại mỗi lần khám thai định kỳ là siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm có thể giúp đo độ mờ da gáy hoặc chỉ phát hiện được các dị tật về hình thái, không giúp sàng lọc được một cách chính xác và đầy đủ các hội chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngoài siêu âm còn có các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác như xét nghiệm Double Test, xét nghiệm Triple Test, xét nghiệm NIPT, sinh thiết nhau thai, chọc ối,...

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thông qua máu thai phụ mà không xâm lấn có thể kể tới như:

* Xét nghiệm Double Test thực hiện từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kì

Double Test chỉ giúp phát hiện bất thường ở 3 nhóm NST thường gặp là Trisomy 13 (có 3 NST 13) gây ra các vấn đề về mắt, sứt môi, các dị tật hở hàm, đầu mặt và các vấn đề liên quan đến tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu; Trisomy 18 (có 3 NST 18) gây hội chứng Edwards, sảy thai hoặc nguy cơ đa ối; Trisomy 21 (có 3 NST 21) hay hội chứng Down.

Bằng cách kiểm tra nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu người mẹ, kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy, các thông tin khác như độ dài đầu - mông, tuổi thai,... phần mềm sẽ đưa ra tỷ lệ nguy cơ.

Nếu xét nghiệm Double Test cho kết quả nguy cơ dị tật thấp, thai phụ có thể yên tâm nhưng vẫn cần khám thai, siêu âm và làm các xét nghiệm sàng lọc khác để theo dõi thai. Trong trường hợp Double test cho kết quả nguy cơ cao, thai phụ cần thực hiện sàng lọc chuyên sâu hơn như NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai rau.

* Xét nghiệm Triple Test thực hiện từ tuần 15 - 19 của thai kì

Đây là xét nghiệm sinh hóa, không xâm lấn nên được đánh giá cao, giúp phát hiện nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ. Cũng giống như Double Test, xét nghiệm Triple Test nếu cho kết quả nguy cơ thấp vẫn cần tiếp tục theo dõi thai bằng siêu âm thai và khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Kết quả nguy cơ cao, thai phụ cần thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai rau để chẩn đoán xác định.

* Xét nghiệm NIPT thực hiện khi đủ 10 tuần tuổi cho tới cuối thai kì

Đây là xét nghiệm khắc phục hạn chế của 2 phương pháp trên. Mặc dù có cùng chung phương pháp lấy mẫu nhưng so với Double Test và Triple Test, xét nghiệm NIPT cho kết quả với độ chính xác cao hơn nhiều (đến 99,98%) và có khả năng phát hiện được tất cả những bất thường liên quan đến NST. Nhờ vậy mà có khả năng sàng lọc được nhiều dị tật thai nhi liên quan đến nhiễm sắc thể.

Ngay từ tuần thai thứ 10, thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm NIPT. Với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao dị tật thai nhi bẩm sinh như từng có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh, mang thai khi đã lớn tuổi hoặc kết quả sàng lọc trước cho thấy có bất thường,... càng nên thực hiện.

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian mang thai các ADN tự do của thai nhi sẽ di chuyển một lượng nhỏ vào máu của mẹ. Cùng với sự phát triển của thai nhi, hàm lượng ADN này cũng sẽ tăng lên theo. Dựa trên nguyên lý này, mẫu máu trực tiếp lấy từ cơ thể mẹ sẽ được dùng như mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm NIPT.

Thông qua việc áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới cùng với việc phân tích tin sinh học, bác sĩ có thể sàng lọc, phân tích và xác định được những vấn đề bất thường liên quan đến số lượng NST. Kết quả xét nghiệm cho thấy có bất thường về cặp NST nào đó, bác sĩ tư vấn thai phụ cần phải chọc ối hoặc sinh thiết gai rau để chẩn đoán xác định.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.

Chương trình có mục tiêu chung nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Về mục tiêu cụ thể, Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2030.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90% năm 2030. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 90% năm 2030.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Top