Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách bảo vệ da tốt nhất trong mùa lạnh

Thứ sáu, 08:00 02/11/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung đang trải qua thời tiết hanh, khô, nhiệt độ chênh lệch giữa sáng - ngày - đêm lên tới 10oC. Da là bộ phận ảnh hưởng rõ nhất của tình trạng thời tiết này, như: Da khô, ngứa, bong mảng trắng, chân tay nứt kẽ… Vì sao lại có hiện tượng này? Cần làm gì để thoát khỏi tình trạng đó? BS Nguyễn Thùy Linh - Phó Trưởng khoa Khám bệnh da liễu phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương) sẽ giải đáp vấn đề này.


BS Nguyễn Thùy Linh khám bệnh cho bệnh nhân . Ảnh: TL

BS Nguyễn Thùy Linh khám bệnh cho bệnh nhân . Ảnh: TL

Cứ tắm xong, da lại như kiến châm, ngứa ngáy?

Trong mùa đông và mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, lượng hơi nước bốc hơi qua da nhiều. Sinh lý con người bình thường có lớp Lipid trên da làm ngăn chặn sự mất hơi nước, nhưng ở một số đối tượng như: Người khô da, viêm da cơ địa thì lớp này bị ảnh hưởng nên mất nước nhiều hơn.

Cũng trong mùa lạnh, khí hậu khô, khi đi làm chúng ta lại ngồi trong phòng có điều hoà nhiệt độ làm độ ẩm không khí càng giảm đi, tăng mất nước qua da nên càng khô da hơn. Các lớp tế bào trên da mất đi, tạo thành mảng da như da rắn, mỏng, khi lấy móng tay gãi, cạy thì “đọng” lại vết móng tay với đường xước gờ nổi lên. Ngoài ra, tế bào chết bong tróc hình thành một hiện tượng chúng ta thường thấy là từng mảng trắng, bụi trắng bám vào áo, quần.

Quan trọng nhất là chăm sóc tại chỗ cho da là cách giải quyết tình trạng này. Trong đó, khi tắm, cần lựa chọn loại sữa tắm có chất dưỡng ẩm, sạch dịu nhẹ, không nên dùng loại xà phòng tắm thơm để sử dụng trong mùa này vì tẩy quá mạnh, làm mất lớp Lipid trên da. Nước tắm lý tưởng 33-37oC, không nên quá nhiệt độ sinh lý cơ thể 37oC làm hơi nước mất qua da nhiều. Với nhiệt độ cao, lúc tắm thì chúng ta thích nhưng tắm xong thì khô vô cùng. Đó là lý do vì sao một số người mùa đông cứ tắm nước nóng xong là ngứa ngáy.

Thời gian “vàng” để cấp ẩm cho da là 3 phút sau tắm

Vào mùa lạnh, chúng ta vẫn có thể tắm bằng bồn ngâm, với nước tắm nóng vừa phải không nên ngâm quá 10-15 phút làm hơi nước bốc hơi qua da nhiều. Đặc biệt, quan trọng nhất là sử dụng kem dưỡng ẩm mùa lạnh, thích hợp trong vòng 3 phút sau tắm, cần thoa kem dưỡng toàn thân để tạo lớp bảo vệ giúp da không mất nước. Với những người có bệnh lý sẵn về da, ngoài thời điểm này, cần lặp lại việc bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày như vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và mỗi khi da thấy ngứa, châm chích, nhói. Bởi đó là dấu hiệu da “khóc”, báo động cần được cấp ẩm ngay.

Một việc làm khác không thể thiếu là ngoài ăn nhiều rau xanh, củ quả… thì mùa lạnh vẫn nên uống đủ nước. Vào mùa lạnh, mọi người thường cảm giác không khát nhưng vẫn cần đủ 2 lít nước/ngày để trao đổi chất đủ hàng ngày, tế bào trên da cũng được cấp đủ nước.

Vì sao chân phù, cước?

Chân phù, cước thường hay gặp ở đầu cực đầu chi, mũi, tai do không khí quá lạnh làm mao mạch dưới da co thắt lại làm giảm tưới máu vùng đầu cực. Việc tưới máu do tim đảm nhiệm. Tim khi co bóp đẩy máu ra xa, nếu lòng mạch được thoáng thì máu đẩy đến xa nhất, nhưng khi thời tiết lạnh quá, mạch máu co thắt lại thì máu không đến được vùng đó, làm rối loạn vận mạch khu vực này, gây ra triệu chứng khi chúng ta sờ vào thấy lạnh, tím tái, trắng bệch.

Khi tình trạng co thắt được xử lý như hơ ấm, sưởi thì mạch máu sẽ giãn ra. Nếu mạch máu được giãn từ từ thì không sao, nhưng nếu làm giãn quá mạnh, nhiệt độ cao đột ngột, khiến thoát mạch ra ngoài, làm sưng phù nề mô xung quanh vùng tổn thương, gây cảm giác đau nhức. Ngắn gọn, tình trạng chân, tay phù nề mùa lạnh là do rối loạn nhiệt độ gây ra.

Hiện tượng này xử lý đơn giản là cần giữ ấm, đi tất giày thường xuyên, đi giày ấm, găng tay, che mũi, tai, không xảy ra hiện tượng cước. Những bệnh nhân bị một số bệnh lý mạch máu, bản chất họ đã bị xơ cứng mạch máu, hay co thắt mạch máu trước đó… thường càng phải ủ ấm chân tay tốt hơn, dùng thêm thuốc vận mạch để cung cấp máu tốt. Phù cước lâu ngày sẽ ảnh hưởng chức năng vận động và cảm giác của đầu ngón tay, ngón chân.

Da nứt toác mùa lạnh, do đâu?

Nứt nẻ mùa đông cũng là hiện tượng do chúng ta không giữ ấm, không cấp ẩm đủ bề mặt da. Sau khi hiện tượng phù cước thoái lui, bề mặt da lại bị bong tróc, vùng da bị căng cứng, thiểu dưỡng nên sau đó có hiện tượng nứt kẽ, hoặc các kẽ da bị khô quá. Người hay ngâm tay chân trong nước, giặt giũ nhưng không chăm sóc da cũng sẽ bị nứt nẻ đầu ngón tay, ngón chân. Việc chăm sóc da không tốt làm độ đàn hồi da giảm. Hiện tượng này thường hay gặp ở nông dân, chị em nội trợ, người làm trong điều kiện tiếp xúc nước nhiều. Điều cần làm là phải giữ ấm tốt, nếu làm việc với nước nhiều cần đi găng tay. Cùng đó, luôn dùng kem dưỡng da liên tục.

BS Nguyễn Thùy Linh (Bệnh viện Da liễu Trung ương)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top