Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn có biết giải pháp hạ huyết áp không chỉ là ăn ít natri mà còn là ăn nhiều kali hơn.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Thận học Hoa Kỳ cho thấy, tăng lượng kali có thể có tác dụng mạnh hơn đối với việc hạ huyết áp so với chỉ giảm lượng natri tiêu thụ.
Sử dụng một mô hình tính toán tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra cách cơ thể chúng ta điều chỉnh natri, kali và chất lỏng. Họ cũng tìm ra lý do tại sao nam giới và phụ nữ có thể phản ứng khác nhau với các thành phần trong chế độ ăn uống kiểm soát huyết áp.
1. Sự cân bằng của cơ thể: natri, kali và huyết áp
Một số hệ thống cơ thể, bao gồm thận, hệ thống tim mạch, đường tiêu hóa và mạng lưới nội tiết tố hoạt động cùng nhau để duy trì sự cân bằng phù hợp của chất lỏng và chất điện giải như natri và kali. Sự cân bằng này đóng vai trò lớn trong việc điều hòa huyết áp.
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và những người có chế độ ăn uống điển hình của phương Tây với nhiều thực phẩm chế biến, đồ ăn chứa nhiều natri trong khi ăn ít trái cây, rau quả.

Bệnh nhân tăng huyết áp nếu chỉ kiểm soát lượng muối thì khó có thể kiểm soát huyết áp.
2. Tại sao kali quan trọng hơn với việc hạ huyết áp?
Nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng natri dư thừa làm tăng huyết áp trong khi kali giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này còn đi xa hơn, cho thấy tỷ lệ kali so với natri trong chế độ ăn uống của chúng ta là quan trọng nhất.
Khi tỷ lệ này mất cân bằng (như trong hầu hết các chế độ ăn uống hiện đại), huyết áp tăng lên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm cũng tăng theo. Nhưng tăng lượng kali hấp thụ kể cả không cắt giảm mạnh natri có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân tăng huyết áp nếu chỉ kiểm soát lượng muối thì khó có thể kiểm soát huyết áp. Người bệnh cần bổ sung nhiều kali hơn. Nghiên cứu trước đây cho thấy, người bình thường tiêu thụ 2,2 g kali mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn 34% so với những người không ăn hoặc chỉ tiêu thụ 1,2 g kali mỗi ngày.
3. Khoảng cách giới tính trong việc kiểm soát huyết áp
Điều thú vị là mô hình này cho thấy một số khác biệt rõ ràng về giới tính. Đàn ông thường dễ bị tăng huyết áp hơn phụ nữ tiền mãn kinh nhưng họ cũng có xu hướng phản ứng hiệu quả hơn với những thay đổi trong chế độ ăn uống như tăng cường kali.
Tại sao lại có sự khác biệt? Nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố sinh lý khác nhau, chẳng hạn như mức độ hormone, chức năng thận và cách cơ thể xử lý các chất điện giải như natri và kali. Ví dụ, thận của phụ nữ dường như hấp thụ ít natri hơn, giúp duy trì huyết áp thấp hơn trong cùng điều kiện ăn kiêng.
Sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật và chuyển chúng thành mô hình trên người, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng cách cơ thể phản ứng với lượng natri hoặc kali cao. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng:
- Khi lượng muối (natri) ăn vào tăng gấp đôi: Nồng độ muối trong máu chỉ tăng một chút nhưng huyết áp lại tăng lên, đặc biệt rõ rệt ở nam giới.
- Khi bổ sung thêm kali: Cả muối và kali đều được cơ thể loại bỏ qua đường tiểu và điều này giúp ổn định huyết áp, ngay cả khi lượng muối ăn vào cao.
- Lợi thế ở phụ nữ : Do sự khác biệt trong cách thận xử lý muối, phụ nữ ít bị tăng huyết áp hơn khi ăn nhiều muối. Thận của họ có khả năng đưa nhiều muối hơn đến một bộ phận gọi là "macula densa". Bộ phận này giống như một cảm biến, nó báo hiệu cho cơ thể ngừng hấp thụ thêm muối và làm giãn các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.
4. Vậy muốn hạ huyết áp nên ăn gì?

Chuối rất giàu kali, một chất dinh dưỡng đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp.
Nghiên cứu mới này nhấn mạnh một điểm quan trọng: sự cân bằng giữa natri và kali là quan trọng nhất. Ở nam giới và phụ nữ phản ứng khác nhau với những thay đổi trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng cá nhân hóa có thể là tương lai của việc kiểm soát huyết áp. Muốn hạ huyết áp không chỉ là cắt giảm muối mà còn là bổ sung thêm kali.
Kali và natri cân bằng với nhau là điều kiện thuận lợi hơn cho sự xâm nhập của các chất vào và ra khỏi tế bào, cân bằng nước và pH có thể thay thế các ion natri dư thừa trong cơ thể, giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Điều đó có nghĩa là người bệnh tăng huyết áp cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kali như:
- Chuối;
- Súp lơ xanh;
- Rau chân vịt;
- Khoai lang;
- Quả bơ;
- Đậu và đậu lăng...
Những thực phẩm này không chỉ giúp cân bằng natri mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung.
Theo Giáo sư Anita Layton của Đại học Waterloo (Hoa Kỳ): Nghiên cứu này cho thấy rằng việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như chuối hoặc bông cải xanh, có thể có tác động tích cực hơn đến huyết áp so với việc chỉ cắt giảm natri.
Mặc dù các nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ cách thuốc ảnh hưởng đến cơ thể nhưng những gì chúng ta biết bây giờ cho thấy rằng việc lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh có thể mang lại lợi ích sức khỏe dễ dàng hơn so với việc dùng thuốc.
Thiên Châu

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 48 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Cách phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả, người Việt tuyệt đối không bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcChuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 2 ngày trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.