Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách làm dịu triệu chứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Thứ năm, 15:52 14/04/2022 | Y tế

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ gây khó chịu. Vậy, làm thế nào để giúp làm dịu các triệu chứng này?

1. Tác dụng phụ sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ có thể gặp những phản ứng không mong muốn:

1.1.Phản ứng thông thường

  • Sốt.
  • Đau chỗ tiêm.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.

1.2.Phản ứng hiếm gặp

Trẻ hiếm khi gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng này có thể xuất hiện trong vòng vài phút đến một giờ sau tiêm một liều vaccine. Do vậy, trẻ được yêu cầu phải ở lại cơ sở chủng ngừa để theo dõi sau tiêm chủng.

Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Khó thở.
  • Sưng mặt và họng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Phát ban nặng khắp cơ thể.
  • Chóng mặt, mệt mỏi.

1.3. Phản ứng rất hiếm gặp

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là tác dụng phụ rất hiếm gặp. Tuy nhiên, tác dụng phụ này đã được báo cáo xảy ra ở một số người sau tiêm vaccine. Hầu hết các trường hợp có xuất hiện triệu chứng trong vài ngày sau khi chủng ngừa liều vaccine thứ hai.

photo-1646803627210

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ có thể mệt mỏi, sốt.

 2. Cách làm dịu các triệu chứng sau tiêm 

Nếu trẻ đau chỗ tiêm:

- Trẻ có thể bị đau chỗ tiêm, hoặc cánh tay vài ngày. Để giảm đau tại vị trí tiêm chủng, có thể áp khăn sạch, mát và ẩm hoặc giúp trẻ vận động nhẹ cánh tay được tiêm.

- Có thể cho trẻ uống paracetamol giúp giảm đau sau khi tiêm.

Nếu trẻ sốt:

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ sau tiêm, có thể cho trẻ uống paracetamol giúp hạ sốt.

- Ngoài ra, để giúp giảm cảm giác khó chịu do sốt, cho trẻ uống nhiều nước và mặc áo quần mỏng.

Lưu ý, uống paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi 4 – 6h. Các bậc cha mẹ nên nhớ không được dùng nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt cùng một lúc, do có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ mệt mỏi:

Để trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ dưỡng chất trước khi tiêm chủng. Điều này giúp hệ miễn dịch trẻ đáp ứng tốt với vaccine.

3. Làm gì để giảm thiểu tác dụng phụ của vaccine?

Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn của tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, cần lưu ý:

- Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ trước khi tiêm chủng, điều này có thể giúp cơ thể trẻ đáp ứng tốt hơn với vaccine. Việc bổ sung vitamin D cũng nên tiếp tục khi trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Sau tiêm tránh cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo…; thực phẩm nhiều dầu, mỡ, đồ chiên rán; thực phẩm chế biến sẵn như pizza, xúc xích, đồ đóng hộp...

- Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ có thể sẽ chán ăn, do vậy hãy chuẩn bị các loại bánh, trái cây hay súp cháo gà, bò..

- Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh…

photo-1646803630733

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ có thể sẽ chán ăn...

4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu gặp một trong những triệu chứng khác thường, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời:

  • Sốt trên 39 độ C.
  • Co giật.
  • Áp xe tại vết tiêm. 
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính.
  • Trẻ nổi mề đay, mẩn ngứa, khó bắt mạch, đau bụng, khó thở… Đây là triệu chứng của sốc phản vệ, trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức.
  • Trẻ co giật, nhìn khó, phù chi dưới, tức ngực, cảm giác tim đập nhanh, rung rinh hoặc đập thình thịch
BS. Nguyễn Hữu Châu Đức Bộ môn nhi - Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 4 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 5 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Top