Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách người trẻ xoay xở với tiền lương dưới 10 triệu đồng

Thứ bảy, 16:48 08/07/2023 | Sản phẩm - Dịch vụ

Họ đã lên kế hoạch khá chi tiết để sống tốt với mức lương ít ỏi sau khi vừa ra trường.

Vì sao tiền lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7 chưa tăng theo lương cơ sở mới?Vì sao tiền lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7 chưa tăng theo lương cơ sở mới?

Cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải thích lý do tiền lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7 chưa tăng theo lương cơ sở mới.

Thu nhập bao nhiêu mới đủ sống ở thành phố lớn có lẽ là câu hỏi khó nhằn với người trẻ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Thậm chí từng có nhiều ý kiến cho rằng, người lao động nhận lương dưới 10 triệu đồng/tháng mà không có sự giúp đỡ từ gia đình rất khó để trang trải hết sinh hoạt phí.

Đơn cử như hai bạn trẻ dưới đây, mỗi người một câu chuyện và hoàn cảnh khác nhau, đều từng có thời gian chắt bóp chi tiêu với tiền lương trung bình 7 triệu đồng. Đi qua thời gian khó khăn, họ đều cho rằng mức thu nhập khiêm tốn đã dạy bản thân ít nhiều về cách kiểm soát tài chính.

Đi bộ đi làm, hạn chế dùng điều hòa, ở nhà thuê chỉ 1,3 triệu đồng/tháng

Hoàng Linh (Hà Nội, 25 tuổi, nhân viên văn phòng) đang nhận mức lương 12 triệu đồng. Thời điểm mới ra trường, Linh từng có thu nhập chỉ vỏn vẹn 6-7 triệu đồng, cao hơn thì 8-10 triệu. Lúc bấy giờ, dù thu nhập không cao song cô đã lên kế hoạch chi tiêu cụ thể theo năm, sau đó tách nhỏ từng tháng.

Với mức lương dao động trong 7 triệu đồng, Linh chia thành 5 khoản: 

- Tiền gửi về cho bố mẹ: Đây là khoản chi tiêu được Linh trích ra đầu tiên, chiếm 30% lương. Có những tháng bố mẹ Linh không cần dùng đến tiền con gái gửi, họ sẽ thay cô mua vàng để tích lũy.

- Tiền tiết kiệm: Linh cố gắng dành ít nhất 20% lương cho quỹ này. Nhờ khoản tiền tiết kiệm, Linh đã có thể mua được nhiều món đồ giá trị cho bản thân. Chẳng hạn, cuối năm 2020 Linh mua được xe máy đầu tiên, giá 33 triệu đồng. Hay đến năm 2021, cô giúp bố mẹ trả nợ 40 triệu tiền ngân hàng.

- Chi phí sinh hoạt: Linh gọi đây là "khoản tiền nhà trọ mỗi tháng, cùng những chi tiêu bắt buộc để có thể sinh tồn trên thành phố". Nhờ biết tiết kiệm, Linh chỉ dành 1,3 triệu đồng cho khoản này.

- Tiền học cho em: Trung bình 3-4 tháng, Linh gửi 5 triệu đồng giúp bố mẹ trang trải học phí cho em như mua sách vở, đóng tiền học thêm...

- Chi phí khác: Đây là chi phí không cố định hàng tháng, bao gồm các khoản phát sinh như tiền ăn uống, xe cộ, quần áo, Internet... Cô dùng với số tiền thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí kể trên, cụ thể là dưới 3 triệu đồng.

Cách người trẻ sống với tiền lương 7 triệu đồng/tháng mà không vay nợ, không xin tiền bố mẹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sống tại thành phố đắt đỏ, Linh đã xoay xở đủ đường để chi tiêu với 7 triệu đồng/tháng mà không cần vay nợ. 

Cô kể: "Có những tháng mình phải ăn mì tôm cả chục ngày, quần áo vài tháng mới dám mua vì yêu cầu công việc, đi bộ đi làm khi trong túi chẳng còn nổi 50k đổ xăng. Những khó khăn này mình đều giấu bố mẹ để họ bớt lo. Nghĩ lại khoảng thời gian đó mình thấy bản thân đã rất mạnh mẽ mới vượt qua được".

Hoàng Linh cũng bật mí thêm, có đến vài tháng cô gói gọn chi tiêu trong 2 tuần cuối trước khi lấy lương với số tiền 500k: "Không phải sống quá tiết kiệm, mà chỉ đơn giản là mình không muốn vay nợ ai nên cố sống sót tới khi nhận lãnh lương tháng.

Với số tiền 500k mà phải chi tiêu ăn uống trong 2 tuần, mình đã tính toán kỹ càng để số ngày ăn mì tôm càng ít càng tốt. Mình mua sẵn 2kg gạo, 1kg miến để trữ tinh bột. Thêm đó là các loại rau củ như khoai lang, khoai tây... Đây là những món ăn vừa dễ làm, vừa no bụng. Sau đó thì chia nhỏ tiền rồi mua thêm ít thịt, ít trứng. Xong xuôi chuyện ăn uống, mình để lại ít tiền phòng trừ bất trắc. Hai tuần đó mình cũng đổi sang đi xe buýt để đỡ tốn xăng xe".

Cho đến hiện tại, khi đã có mức lương gần gấp đôi thu nhập cũ, song Hoàng Linh vẫn chi tiêu vô cùng tiết kiệm. Cô có một số mẹo chắt bóp tiền lương hiệu quả, song đánh đổi là chất lượng sống sẽ giảm đi đáng kể. Chẳng hạn trong 1 năm, Linh chỉ mua 5-6 bộ quần áo, giày dép hoặc túi xách. Hầu hết trang phục đều là đồ cơ bản, chất liệu bền để Linh dùng được lâu. Bên cạnh đó, Linh còn thường xuyên săn tìm các chương trình khuyến mại của siêu thị, giá trị lên đến 50-70%.

Sau tất cả, Linh cho rằng việc "bớt khoản này khoản kia" chỉ là kế sách tạm thời. Do đó, cô luôn nỗ lực trong công để cải thiện thu nhập: "Tiết kiệm thì rất tốt, nhưng tốt hơn là khi có nhiều tiền mà vẫn biết tiết kiệm!", Linh nhận định.

Thuê trọ 10m2, chạy xe điện đi làm

Từng trải qua quãng thời gian phải tính toán từng đồng một vì lương thấp, Hà Giang (26 tuổi, Hòa Bình) nhận định: Kiếm được bao nhiêu tiền rất quan trọng - nó là tiền đề để bạn tiết kiệm hoặc quản lý chi tiêu.

Đơn cử như hồi mới ra trường, Giang nhận lương chỉ 5 triệu đồng/tháng, không có sự giúp đỡ về mặt tài chính từ cha mẹ. Bấy giờ, cô gái chỉ có một nỗi lo rằng làm sao cân đo đong đếm đủ sống ở Hà Nội. Trong 2 năm tiếp theo, Giang đã cố gắng thắt chặt mọi chi tiêu, chẳng hạn thuê nhà 10m2 và chạy xe điện đi làm.

Cách người trẻ sống với tiền lương 7 triệu đồng/tháng mà không vay nợ, không xin tiền bố mẹ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

"Tiền lương kiếm được hạn chế, mình chọn thuê nhà xa để bớt tiền. Một phòng nhỏ chỉ hơn 10m2, trần tường khá ẩm thấp nếu mùa mưa. Khi nào mưa rào hoặc có bão thì trọ còn bị dột. Tránh đâu cũng không được nên mình đành thức gần cả đêm. Trong những ngày tháng đó, mình luôn tự nhủ phải tìm cách rời khỏi đây càng sớm càng tốt", Giang nhớ lại.

Đến thời điểm hiện tại, cô thành công nâng mức thu nhập lên 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Giang còn nhận được phụ cấp ăn trưa và tiền xăng xe từ công ty. 

Tiền lương tăng cũng là thời điểm Giang bắt đầu quan tâm hơn đến việc quản lý chi tiêu. Thu nhập hiện tại không phải con số quá cao, song đủ để cô có khoản tiết kiệm đầu tiên trong đời. Cụ thể, cô dành dưới 30% thu nhập cho nhà trọ, ăn uống, đi lại và nhu cầu cơ bản. Sau đó, cô dùng 20% tiền lương gửi về nhà và 50% còn lại để dành dụm thực hiện mục tiêu mục tiêu mua xe máy.

Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 về cải cách tiền lương sau năm 2023.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trường hợp đất do UBND xã giao sau 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ từ năm 2025

Những trường hợp đất do UBND xã giao sau 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ từ năm 2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 2 giờ trước

GĐXH - Theo luật Đất đai 2024, những trường hợp đất do UBND xã giao sau 1/7/2014 được cấp sổ đỏ từ năm 2025 nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy hoạch.

Rút tiền từ thẻ ATM an toàn, tránh sự cố: Lời khuyên từ nhân viên ngân hàng nhiều kinh nghiệm

Rút tiền từ thẻ ATM an toàn, tránh sự cố: Lời khuyên từ nhân viên ngân hàng nhiều kinh nghiệm

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo an toàn, khi rút tiền bằng thẻ ATM, người dùng cần thực hiện đúng quy trình, chọn cây ATM có bảo vệ canh gác hoặc khu vực đông người...

Giá vàng hôm nay 10/5: Vàng SJC tăng phi mã ở mức chênh tới 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần

Giá vàng hôm nay 10/5: Vàng SJC tăng phi mã ở mức chênh tới 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC trên đỉnh cao 89,5 triệu đồng/lượng, tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng SJC đã tăng gần 4 triệu đồng/lượng.

Chi tiết xe ga 125cc của Honda ra mắt giá rẻ không ngờ, chỉ 39 triệu đồng có phanh ABS và màn TFT, Air Blade dễ bị choán chỗ trên thị trường

Chi tiết xe ga 125cc của Honda ra mắt giá rẻ không ngờ, chỉ 39 triệu đồng có phanh ABS và màn TFT, Air Blade dễ bị choán chỗ trên thị trường

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

GĐXH - Xe ga này sở hữu nhiều trang bị hiện đại không kém cạnh Honda Air Blade nhưng giá bán lại rẻ hơn khá nhiều, trở thành ưu thế để thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng.

Chuyên gia: Giá chung cư Hà Nội sắp qua thời tăng 'nóng', quay đầu hạ nhiệt

Chuyên gia: Giá chung cư Hà Nội sắp qua thời tăng 'nóng', quay đầu hạ nhiệt

Xu hướng - 5 giờ trước

Theo nhiều chuyên gia, giá chung cư Hà Nội sau một thời gian tăng "nóng" sẽ hạ nhiệt do vượt quá sức hấp thụ của người mua và nguồn cung tăng lên trong tương lai.

Diêm dân với nỗi buồn được mùa mất giá

Diêm dân với nỗi buồn được mùa mất giá

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Gương mặt đen sạm vì nắng, vì hơi muối của diêm dân Phạm Thiến đượm buồn khi nói về vấn đề giá trong lúc thời tiết thuận lợi, muối có sản lượng cao.

Đại diện cơ sở Cột Điện Quán nói gì khi bị khách tố có giòi lúc nhúc trong pate?

Đại diện cơ sở Cột Điện Quán nói gì khi bị khách tố có giòi lúc nhúc trong pate?

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 9/5, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh có "sinh vật lạ" bò lúc nhúc trong chảo pate của cửa hàng Cột Điện Quán ở Thái Bình.

5 loại nước ép giá rẻ, uống sau bữa tối giúp giảm cân, bụng phẳng lỳ

5 loại nước ép giá rẻ, uống sau bữa tối giúp giảm cân, bụng phẳng lỳ

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

GĐXH - Uống nước ép rau củ, trái cây giúp bù nước cho cơ thể, tăng cảm giác no, thúc đẩy tiêu hóa, tăng tốc độ đốt cháy mỡ thừa.

Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Bảo vệ người tiêu dùng - 19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nửa đầu năm là cơ hội “có một không hai”, giai đoạn thích hợp để các nhà đầu tư có kinh nghiệm, nhà đầu tư chuyên nghiệp gom được hàng tốt, đầu tư dài hơi trong vòng 3-5 năm sẽ đem lại lợi nhuận cao.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu từ 15h chiều nay (09/5)

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu từ 15h chiều nay (09/5)

Giá cả thị trường - 21 giờ trước

GĐXH - Bộ Công thương vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường, áp dụng từ 15h chiều nay (9/5). Tại kỳ điều hành này, giá xăng dầu đồng loạt giảm, mức giảm từ 160 – 1.200 đồng/lít.

Top