Cách nhận biết "dấu hiệu sớm" cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.
Các rối loạn chức năng và các triệu chứng đường tiêu hóa là bệnh khá phổ biến mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta đều gặp phải. Một trong những bệnh lý đó là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Có thể bạn đã gặp các triệu chứng của căn bệnh đó, hoặc cũng có thể đã mắc bệnh mà chưa được chẩn đoán.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.
Dưới đây, BS. Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - BV Bạch Mai, chỉ ra các biểu hiện của GERD và một số dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn nên biết.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, không phải tất cả chúng đều có thể xuất hiện trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ợ nóng thường xuyên, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng
- Cảm giác trào ngược dịch hoặc hơi dạ dày
- Đôi khi bệnh biểu hiện bằng tình trạng viêm họng tái diễn
- Khó nuốt, nuốt vướng
- Cảm giác nghẹn hoặc có khối u trong ngực, cổ của mình
- Buồn nôn, nôn

Các biểu hiện khác có thể nhầm với các bệnh lý hô hấp như:
- Tức ngực, đau ngực
- Hen, khó thở
- Ho khan kéo dài
- Thở khò khè, khò khử
- Khàn giọng hoặc mất giọng
Nếu triệu chứng về đêm nhiều, kéo dài có thể sẽ khiến bạn mất ngủ, suy nhược…
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bằng cách nào?
Việc chẩn đoán GERD thông thường không dựa trên các thăm dò hay xét nghiệm nào, mà dựa chủ yếu trên các triệu chứng của bạn trên cơ sở đã loại trừ các triệu chứng đau ngực nguy hiểm hay các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.
Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để xem liệu nó có làm giảm các triệu chứng của bạn hay không. Nếu đúng như vậy, điều này cũng là thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán GERD.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm do hay xét nghiệm giúp chẩn đoán GERD.
Các xét nghiệm chẩn đoán GERD bao gồm:
- Nội soi dạ dày thực quản
- Kỹ thuật đo pH - trở kháng thực quản 24 giờ
- Đo áp lực và nhu động thực quản
- Làm xét nghiệm Peptest
Tuy nhiên thật may mắn là không phải ai cũng cần đến thực hiện các phương pháp này.

Chế độ ăn uống để đề phòng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Ăn uống lành mạnh và khoa học không chỉ giúp ích cho dự phòng bệnh tật nói chung và GERD nói riêng.
Một số thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Các thực phẩm giúp làm giảm acid trong dạ dày từ đó giúp giảm triệu chứng như: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám và yến mạch.
Các loại thịt như: Thịt lạc, gia cầm và cá không chống chỉ định với người mắc GERD, tuy nhiên cách chế biến không đúng như quá nhiều chất béo, dầu mỡ, nấu chua… có thể làm bệnh có triệu chứng nặng hơn.
Các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.
Một số thực phẩm nên tránh và giúp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Cà phê, bia rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm trướng bụng và gây ra triệu chứng nặng hơn cho người mắc bệnh.
Các món ăn, trái cây có vị chua sẽ làm tăng tiết dịch ở dạ dày, và điều này gây ra những tác hại không tốt cho người bệnh.
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp dự phòng GERD nói riêng và nó cũng giúp mỗi chúng ta có một sức khỏe toàn diện hơn.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 5 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 7 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 8 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.