Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng chứng hôi miệng

Chủ nhật, 19:29 11/08/2019 | Sống khỏe

Chứng hôi miệng mặc dù không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng nó khiến người mắc cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin và thường bối rối khi giao tiếp. Đây là lý do thường gặp nhất đối với những người đi ...

Nguyên nhân nào gây hôi miệng ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, trong đó thường gặp như sâu răng, viêm nướu, lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc mủ, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng...

Cường độ của hơi thở hôi có thể khác nhau trong ngày, do ăn các loại thực phẩm nhất định (ví dụ như tỏi, hành tây, thịt, cá, và pho mát), đặc biệt là việc hút thuốc lá và uống rượu, bia.

Ngoài ra, việc miệng không tiếp xúc với oxy như không hoạt động vào ban đêm (khi ngủ thì người ta thường ngậm miệng) do đó mùi thường bốc lên khi sáng sớm tỉnh dậy có thể là thoáng qua, thường biến mất sau khi ăn, uống, đánh răng...

 Cách phòng chứng hôi miệng - Ảnh 1.

Hôi miệng làm người mắc cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Lưỡi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Vì bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng. Hoặc kẽ răng thưa, thực phẩm bị đẩy xuống giữa hai hàm răng, mảnh vụn thức ăn bị giữ lại cũng gây hôi miệng.

Các nhiễm trùng nơi khác nhưng có phản ứng viêm sốt toàn thân cũng gây hội chứng môi khô, lưỡi bẩn miệng hôi, nhưng khi các nhiễm trùng này hết thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ hết.

Còn chứng hôi miệng mạn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh đái tháo đường, viêm xoang mạn tính hoặc bệnh về gan, thận. Những người có răng giả cũng dễ bị hôi miệng.

Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các kẽ răng sẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được loại bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi.

Một số thuốc cũng có thể gây ra hôi miệng: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc an thần, thuốc kháng histamin...

Để phòng hôi miệng, cần giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày và định kỳ 6 tháng/1 lần chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng. Hàng ngày thực hiện việc chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu.

Khi đánh răng nên dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ lưỡi từ trong ra ngoài 1 lần/ngày. Nên mua một dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.

Giữ cho nước bọt luôn tiết ra đầy đủ bằng thói quen súc miệng khan. Nước bọt chứa các enzym quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, vì thế miệng khô sẽ góp phần khiến hơi thở có mùi. Nên kích thích các tuyến nước bọt và giữ cho miệng đủ ẩm ướt. Uống đủ nước mỗi ngày. Với giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đã có thể giảm hôi miệng rất nhiều.

 Cách phòng chứng hôi miệng - Ảnh 2.

Nước trà xanh giúp giảm hôi miệng

Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Nên ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fomai và thức ăn có mùi mạnh. Tránh uống quá nhiều rượu, không hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê.

Nếu có bệnh mạn tính thì cần điều trị bệnh đó. Trường hợp có răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.

Một số thực phẩm có tác dụng chống hôi miệng như trà (chất polyphenol, thành phần hóa chất được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng); mùi và húng quế (là những loại rau chứa nhiều polyphenol, có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi); táo, cải bó xôi (chứa nhiều các polyphenol chống hôi miệng).

Ngoài ra, ăn sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic cũng giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi ở miệng. Uống nhiều nước giúp tống các vụn thức ăn bị mắc kẹt trong miệng và giúp kích thích tạo nước bọt.

Hạn chế dùng các sản phẩm chứa nhiều đường, như bánh, kẹo... vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu, đồng thời việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp khử mùi hôi.

Theo SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top