Cách phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi trong mùa hè
Mùa hè nắng nóng khiến nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con đi bơi, đi biển du lịch. Tuy nhiên, việc đi bơi không có các phương tiện bảo hộ - bảo vệ, cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi bơi sẽ rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa và những hệ lụy
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai cho trẻ khi đi bơi, trong đó nguyên nhân hay gặp là khi bơi ngụp lặn trong môi trường nước, dù nước sạch hay bẩn cũng có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào tai. Trong khi hồ bơi đông người, dễ bị ô nhiễm bởi đờm dãi, dịch mũi, thậm chí cả nước tiểu và phân của trẻ em.
Nếu bơi ở sông, suối, biển... mà không có hiểu biết, có thể bị một số bệnh tai mũi họng thường gặp khi đi bơi trong mùa hè. Mũi họng là cửa ngõ của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, khi đi bơi ở môi trường ô nhiễm rất dễ bị mắc bệnh.
Còn đối với viêm tai giữa, cũng có thể mắc nếu như nước ứ đọng trong tai không được cho ra ngoài. Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm mãn tính, bị điếc...
Ngoài đi bơi, các yếu tố khác như môi trường nóng, ẩm; có thói quen làm sạch, lau chùi, móc ráy tai trong ống tai bằng các dụng cụ cứng, viêm mũi họng không được điều trị… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ
Để phòng bệnh viêm tai giữa cũng như các bệnh tai mũi họng, cha mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Chọn điểm bơi an toàn, sạch sẽ
Cần chọn hồ bơi có nước sạch, lượng người tắm giới hạn, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, luôn được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp.
Không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
- Chuẩn bị và vệ sinh tai đúng cách trước và trong khi bơi
Trước khi đi bơi, tự kiểm tra hoặc có thể đến bác sĩ kiểm tra tai cẩn thận. Nếu phát hiện ráy tai, cần lấy ra để đề phòng nước vào tai khi bơi, gây bít tắc ống tai ngoài, dẫn đến viêm ống tai ngoài, nước đọng làm viêm tai giữa.
Khi đi bơi cũng cần trang bị dụng cụ hỗ trợ bơi như mũ, kính bơi và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào tai, mũi, họng.
Nếu vô tình bị nước vào trong mũi, hãy bịt một bên lỗ mũi và xì nhẹ bên còn lại, để giúp nước thoát ra ngoài.
Không nên bịt cả 2 lỗ một lúc để xì mũi, vì nó sẽ khiến cho nguồn viêm nhiễm từ mũi họng, đi qua vòi nhĩ vào tai, gây bệnh viêm tai giữa cấp.
Còn nếu nước vào bên trong tai thì nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau tạo thành một đường thẳng giúp cho nước dễ dàng chảy ra ngoài.
Cần hướng dẫn trẻ có ý thức khi đi tắm trong hồ bơi: Không khạc nhổ, không hỉ mũi, không tiểu tiện trong hồ bơi.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai cho trẻ khi đi bơi.
- Vệ sinh tai và cơ thể đúng cách sau khi bơi
Sau khi ở hồ bơi lên: Nên xì mũi nhẹ, nghiêng đầu và nhảy cò để nước trong ống tai ngoài tự chảy ra, không ngoáy tai mạnh gây xây xước ống tai ngoài làm dễ nhiễm trùng.
Tắm lại nước sạch với xà phòng tắm sau khi ở hồ bơi lên. Nhỏ mắt, lau tai khô và súc họng với nước muối sau khi đi bơi.
Thời gian tắm trong hồ bơi có giới hạn (trẻ dưới 5 tuổi: < 30 phút, trẻ > 5 tuổi: < 60 phút).
Lưu ý: Không dùng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ ở ống tai ngoài một lúc để hút nước trong tai ra. Không ngoáy sâu vào tai của trẻ, tránh đẩy bụi bẩn và tác nhân gây bệnh vào sâu hơn.
3. Lời khuyên của thầy thuốc
- Điều trị viêm tai giữa cần kịp thời, đúng cách, dứt điểm.
- Những trẻ có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hạn chế đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu từng bị viêm tai, hoặc đã từng phẫu thuật tai thì nguy cơ nước vào tai gây viêm nhiễm càng lớn.
- Khi thấy tai bị ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng đục, sờ vào thấy đau… nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời.

Trẻ có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hạn chế đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh.
- Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi đi bơi để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Khi có các triệu chứng bệnh như trên, nên nghỉ đi bơi. Tìm đến bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn và điều trị đúng. Khi nào lành bệnh hẳn, mới được đi bơi trở lại.
- Chọn lựa hồ bơi đúng tiêu chuẩn vệ sinh: Nước trong nhìn thấy đáy, không có rong rêu, ít người đi bơi, nước trong hồ bơi không có mùi lạ...

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.