Cách trồng dưa lưới tại nhà sai quả, năng suất cao
GĐXH - Dưa lưới là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh mát, giòn ngon và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Việc trồng dưa lưới tại nhà mang lại nguồn quả sạch, an toàn.
Cách chọn giống
Phải chọn loại hạt giống tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng miền và từng thời điểm để cách trồng dưa lưới có tỷ lệ thành công cao hơn. Hạt giống F1 cho chất lượng cao, quả đạt chuẩn, khả năng nảy mầm cao và không cần ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp.
Nếu hạt giống nội địa, không có thương hiệu thì hạt giống có sức đề kháng và nảy mầm kém. Đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến cho năng suất trái.
Những lưu ý trước khi trồng dưa lưới tại nhà
Thời gian lý tưởng để trồng dưa lưới là từ tháng 2 đến tháng 4, hoặc từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các tháng này, điều kiện thời tiết ấm áp, nhiều nắng, rất phù hợp cho cây dưa lưới sinh trưởng.
Dưa lưới cần nhiều ánh sáng mặt trời để phát triển, do đó, hãy chọn vị trí trồng có nhiều nắng, thoáng mát, như trên sân thượng hoặc ngoài trời. Đảm bảo vị trí trồng không bị che khuất và có thể tiếp nhận ánh nắng ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày.

Dưa lưới là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh mát, giòn ngon và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe.
Đất trồng dưa lưới nên là đất thịt pha cát, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể pha trộn đất với phân hữu cơ, mùn cưa, và tro trấu để tăng cường dinh dưỡng cho đất. Trước khi trồng, hãy xử lý đất bằng cách phơi nắng hoặc sử dụng vôi để diệt khuẩn và nấm gây hại.
Chọn chậu trồng có kích thước phù hợp, tốt nhất là chậu có đường kính từ 30-40cm và độ sâu khoảng 30cm. Chậu cần có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Bạn có thể sử dụng chậu nhựa, chậu đất nung hoặc thùng xốp tùy theo điều kiện sẵn có.
Cách trồng dưa lưới tại nhà
Trồng ngoài trời
Bạn chọn loại hạt giống tốt sau đó ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 - 5 tiếng, rồi bỏ hạt vào trong mảnh vải ủ 1 ngày để phần vỏ hạt tách ra.
Tiếp theo bạn cần chuẩn bị bầu ươm hạt với đất được trộn phân chuồng hay phân trùn để đảm có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Sau khi hạt bạn ủ đã nứt vỏ thì bạn cho hạt vào bầu ươm, phủ lớp đất mỏng lên và tưới nước đều đặn để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Chỉ mất khoảng 2 ngày ươm hạt là hạt sẽ nảy mầm, sau khoảng 8 - 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật. Khi cây đã ra lá thật thì bạn cho cây vào thùng lớn có đục lỗ dưới đáy để cây thoát nước tốt hơn, tránh bị úng.

Bên cạnh chọn đất giàu dinh dưỡng để trồng dưa thì bạn cần bón thêm phân NPK cho cây để cây ra nhiều hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn.
Khi cây đã ra 2 -3 lá chính thì bạn cho cây vào thùng lớn có thể là thùng xốp hoặc xô để trồng, nhưng nhớ đục lỗ phía dưới thùng để cây thoát nước tốt hơn, tránh bị úng. Chú ý đất để trồng dưa lưới nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
Tạo hố đất sâu, rồi bạn rạch bao nylon đặt bầu vào hố đã đào sẵn, lấy đất lấp kín gốc cây, đồng thời phủ thêm rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
Sau khi trồng cây con xong thì bạn cần tưới nước 2 lần mỗi ngày đồng thời có thể kết hợp che cho cây để cây không bị ánh nắng gắt chiếu vào.
Dưa lưới cần được tưới nước hàng ngày để đảm bảo độ ẩm phát triển, thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là sáng sớm và chiều tối.
Bên cạnh chọn đất giàu dinh dưỡng để trồng dưa thì bạn cần bón thêm phân NPK cho cây để cây ra nhiều hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn. Cây có 4 - 5 lá thì cần bón thêm Kali, Đạm, đến giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng.
Từ giai đoạn quả phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng, thì bạn bón phân NPK, Kali và Đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày thì ngưng bón.
Khi cây có 2 -3 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa lá và bấm ngọn, bạn tiếp tục ngắt lá đến khi cây mọc đến lá từ 8 - 10 thì để nhánh đó lại. Đến giai đoạn cây có 22 - 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung vào nuôi quả.
Khi cây bắt đầu ra 4 - 5 lá thật thì bạn cần làm giàn cho dưa leo, bạn có thể làm giàn lưới rồi lấy dây nilon buộc nhẹ cây vào giàn, nếu không bạn cũng có thể đóng cọc cho dưa leo cũng được.
Trồng dưa lưới ra chậu lớn
Sau khi cây phát triển từ 2 – 3 lá thật, tiến hành trồng vào chậu lớn đã chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu cách trồng dưa lưới trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất và nén cho chặt gốc. Luôn tưới giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu. Khoảng cách trồng dưa lưới tại nhà thường là: Gốc cách gốc 40cm, hàng cách hàng 120cm.

Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.
Lưu ý: Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ bằng rơm hoặc tạo bóng râm trong tuần đầu tiên để cây con hồi sức. Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng khoảng 0,5 – 0,7l/cây/ngày.
Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát. Đối với cách trồng dưa lưới trong thùng xốp, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây. Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.

Trên nóc tủ lạnh không nên để các đồ vật này nếu không muốn tiền bạc tiêu tan, gia đạo khó yên
Ở - 1 giờ trướcGĐXH - Việc tìm hiểu những món đồ không nên đặt trên nóc tủ lạnh là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình. Theo dõi ngay những chia sẻ bên dưới của bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Mách bạn cách vệ sinh quạt sạch bong trong 1 phút mà không cần tháo rời
Ở - 6 giờ trướcGĐXH - Quạt sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ bám rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Việc vệ sinh và tháo lắp quạt sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Bài viết sau sẽ mách bạn cách làm sạch cánh quạt mà không cần tháo lắp.

Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 21/7 - 27/7 để tiến hành mọi việc thuận lợi, tài lộc
Ở - 8 giờ trướcGĐXH – Tuần mới 21/7 - 27/7 để lựa chọn khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành cho mọi việc thuận lợi, tài lộc, mọi người có thể thm khảo lời khuyên của chuyên gia dưới đây.

Đặt cây trầu không ở vị trí này trong nhà để mang lại may mắn cho sự nghiệp và bình yên cho ngôi nhà
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Việc sắp xếp cây trầu không trong nhà theo phong thủy là điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vận may và sự bình yên của gia chủ. Vị trí đặt phong thủy cây trầu không lý tưởng sẽ có trong bài viết sau.

Mốc thời gian xem ngày xây nhà để tránh phạm vào long mạch hay sát khí
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Khi tiến hành xây dựng nhà ở, người ta thường không chỉ xem một ngày duy nhất. Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng cần xem ngày xây nhà theo phong thủy để đảm bảo mọi khâu diễn ra cát lành.

Bật mí vài mẹo làm sạch đồ dùng trong nhà tiết kiệm thời gian cho chị em nội trợ
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Để giúp chị em tiết kiệm công sức mà vẫn đạt hiệu quả cao trong việc làm sạch đồ dùng, hãy đến với “bí kíp mẹo thần thánh” có trong bài viết sau đây.

Ngôi biệt thự kiến tạo không gian sống bởi nhiều khu vườn đa dạng
Không gian sống - 1 ngày trướcCông trình là một biệt thự riêng tư dành cho một gia đình gồm bố mẹ, con trai và con gái. Với mong muốn tìm kiếm sự yên bình và hòa mình với thiên nhiên, ngôi nhà được thiết kế với mặt tiền khép kín và một khu vườn rộng lớn bên trong, tạo nên một không gian xanh giữa lòng thành phố.

Người hay ốm vặt hoặc mệt, trẻ con hay khóc đêm là trường khí nhà ở nhiễu loạn, đừng lo, đã có cách xử lý dễ nhất để hết xui rủi
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Theo quan niệm phong thủy, người thân hay ốm vặt, trẻ khóc đêm... được cho là dấu hiệu trường khí nhiễu loạn. Sau đây là những cách xử đơn giản để kịp thời ổn định trường khí nhà ở, bảo vệ sức khỏe người thân, thu hút tài lộc...

Những đồ vật này bỏ ngay ra khỏi gầm bàn thờ nếu không muốn gia đạo lục đục, tài lộc tiêu tan
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Trong phong thủy thờ cúng, gia chủ cần lưu tâm về những đồ vật kiêng kỵ không được đặt ở khu vực dưới chân bàn thờ. Bằng không sẽ khiến tổ tiên phật ý, thần Tài ghét bỏ, làm gì cũng kém may mắn, lộc lá vượng khí trong nhà đều bị tiêu tan.

Dấu hiệu vận khí bị suy giảm mà bạn không biết và cách đơn giản để thu hút vận khí tốt về mình
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Trong cuộc sống có lúc bạn phải thốt lên vì kém may mắn, vì "cả thế giới quay lưng lại với mình"... Đó là dấu hiệu vận khí đang bị suy giảm, và sau đây là cách đơn giản để khơi lại vận khí tốt cho bạn.

Vị trí trong nhà càng để trống con cháu càng phát tài, tiền vào như nước
ỞGĐXH - Theo phong thủy, trong nhà có những khu vực càng được để "trống" sẽ càng mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Tất cả có trong bài viết sau.