Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cải thiện chứng nóng rát, buồn nôn, ợ chua, khó nuốt do trào ngược axit khi mang thai

Chủ nhật, 09:09 28/08/2022 | Dân số và phát triển

Trào ngược axit là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ. Những triệu chứng như nóng rát, buồn nôn, ợ chua, khó nuốt… khiến thai phụ rất mệt mỏi.

1. Trào ngược axit là gì?

Theo các chuyên gia tiêu hoá, trào ngược axit là hiện tượng xảy ra khi một phần axit trong dạ dày trào lên thực quản.

Đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi một người có biểu hiện trào ngược axit thường xuyên sẽ được chẩn đoán xác định trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit thường gây các triệu chứng khó chịu như: cảm giác nóng rát ở giữa ngực, ợ chua, có thể kèm theo một số biểu hiện khác như: buồn nôn, khó nuốt, khàn tiếng, ho…

Trào ngược axit hay trào ngược dạ dày thực quản kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

- Viêm thực quản: Niêm mạc thực quản bị viêm, gây kích ứng, chảy máu và loét trong một số trường hợp.

- Hẹp thực quản: Tổn thương do axit dạ dày gây ra dẫn đến hình thành sẹo và khó nuốt, thức ăn bị mắc kẹt khi đi xuống thực quản

- Barrett thực quản: Một biến chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày gây ra những thay đổi trong các tế bào và mô lót thực quản có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.

Cải thiện chứng nóng rát, buồn nôn, ợ chua, khó nuốt do trào ngược axit khi mang thai - Ảnh 1.

Hình ảnh trào ngược axit dạ dày thực quản.

2. Nguyên nhân gây trào ngược axit khi mang thai

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược axit bao gồm: béo phì, ít vận động, hút thuốc (chủ động hoặc thụ động), sử dụng một số loại thuốc điều trị hen suyễn, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc an thần…

Trào ngược axit cũng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Hầu hết tình trạng này sẽ khỏi sau khi em bé được sinh ra.

Theo BS CKI Đỗ Thị Thuỷ, Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang, trào ngược axit xảy ra trong thai kỳ có thể do một số nguyên nhân sau:

- Sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến áp suất trong cơ vòng thực quản, kết nối thực quản với dạ dày. Điều này khiến axit từ dạ dày trào lên thực quản (ống dẫn thức ăn).

- Bản thân tử cung có thể gây ra trào ngược axit bằng cách tạo áp lực lên dạ dày, khiến thức ăn trào lên thực quản.

- Các khía cạnh khác của thai kỳ như thay đổi nhu động ruột hoặc thuốc mà thai phụ dùng trong thai kỳ, cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra trào ngược axit.

Cải thiện chứng nóng rát, buồn nôn, ợ chua, khó nuốt do trào ngược axit khi mang thai - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai dễ bị trào ngược axit.

3. Cách cải thiện những triệu chứng khó chịu của trào ngược axit trong thai kỳ

3.1. Gặp bác sĩ

Điều đầu tiên và quan trọng đối với phụ nữ mang thai là cần được khám theo dõi sức khoẻ và quản lý thai kỳ đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu có biểu hiện trào ngược axit gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị hỗ trợ phù hợp.

3.2. Thay đổi lối sống

Trong phần lớn các trường hợp, việc đầu tiên cần làm là thay đổi lối sống và thói quen ăn uống như: vận động nhẹ nhàng thường xuyên, không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá, không uống rượu bia, không mặc quần áo chật, cố gắng thư giãn…

3.3. Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống có thể có ảnh hưởng lớn đến trào ngược axit. Những thay đổi sau có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Phụ nữ mang thai nên:

Ăn các bữa nhỏ hơn, đều đặn hơn trong ngày Ngồi thẳng lưng khi ăn để thức ăn đi xuống thực quản dễ dàng hơn Tránh ăn quá no Tránh ăn khuya Chờ ít nhất 2 giờ sau bữa ăn mới nên đi ngủ

Ngoài ra cần chú ý hạn chế một số thực phẩm có thể gây chứng ợ nóng như: Trái cây chứa nhiều axit như trái cây họ cam quýt; Cà phê, các loại đồ uống có gas hoặc nước ngọt; Chất béo và đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, cà chua; sôcôla…

3.4. Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế gây trào ngược axit. Nếu tình trạng trào ngược axit xảy ra vào ban đêm, bạn nên nâng cao phần đệm gối đầu và vai cao hơn ở mức vừa đủ giúp thức ăn di chuyển xuống dưới, nhưng vẫn ở tư thế có thể ngủ thoải mái.

Cải thiện chứng nóng rát, buồn nôn, ợ chua, khó nuốt do trào ngược axit khi mang thai - Ảnh 3.

Nằm gối đầu cao giúp hạn chế trào ngược axit.

Bác sĩ Đỗ Thị Thuỷ lưu ý: Nếu thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng trào ngược vẫn không cải thiện, phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận và tư vấn biện pháp điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc sẽ không an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top