Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh: Lợi ích của người bệnh được đặt lên hàng đầu

Thứ tư, 09:59 05/06/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT về Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện.

Dư luận bày tỏ lo ngại làm sao để chất lượng khám, chữa bệnh vẫn được đảm bảo khi BV thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Chúng tôi đã buổi trao đổi với PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 
Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh: Lợi ích của người bệnh được đặt lên hàng đầu 1

Thưa ông, hiện nay dư luận đang băn khoăn về quy trình khám chữa bệnh sẽ được rút xuống từ 2-4 giờ. Xin ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Phải nói rõ, chỉ tiêu rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh từ 2-4 giờ, trong đó 2 giờ đối với việc khám lâm sàng đơn thuần và 3-4 giờ khám lâm sàng và kết hợp với 1-3 xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng là chỉ tiêu để các bệnh viện phấn đấu để đến năm 2015, chứ không phải Bộ Y tế bắt buộc các bệnh viện đạt ngay vì mỗi bệnh viện có những đặc thù riêng, phải có đánh giá, nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp thực hiện. Mục đích khi ban hành văn bản này của Bộ Y tế là mong muốn thống nhất quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện. Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà, cũng là nhằm để tăng thời gian trực tiếp khám cho người bệnh và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện. Bên cạnh đó, người bệnh biết rõ quy trình để cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám bệnh.

Trên cơ sở nào mà Bộ Y tế đưa ra thời gian khám, chữa bệnh từ 2-4 giờ thưa ông?

Sở dĩ Bộ Y tế đưa ra con số này dựa trên khảo sát tại một số bệnh viện. Bên cạnh đó, trong Đề án Giảm tải BV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng yêu cầu “Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; bảo đảm mỗi bác sỹ khám bệnh không quá 50 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2015 và 35 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2020”. Theo Quy trình đưa ra, đến năm 2015, trung bình mỗi buồng khám phấn đấu tối đa chỉ khám 50 người bệnh/8 giờ và đến năm 2020 chỉ khám 35 người bệnh/8 giờ. Trong trường hợp số lượng người bệnh tăng đột biến do các nguyên nhân khác nhau thì phấn đấu tối đa mỗi buồng khám không tăng quá 30% chỉ tiêu trên.

Để đạt được những con số trên, các bệnh viện phải khảo sát, đánh giá lại quy trình khám, chữa bệnh của đơn vị mình, xem thời gian chờ lâu đang ở khâu nào, ở khu vực nào? Nếu ở khâu chờ lấy số, BV phải mở nhiều nơi tiếp đón, tăng nhiều bàn khám, phòng khám; Nếu ít bác sỹ khám lâm sàng, lãnh đạo bệnh viện phải tăng cường thêm bác sỹ; nếu ở nơi đóng viện phí, BV phải mở nhiều thêm bàn thu viện phí; Nếu ở khu làm xét nghiệm, bệnh viện phải đưa ra cải cách để rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Bệnh viện phải bố trí, sắp xếp nơi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ngay tại Khoa Khám bệnh. Một số kỹ thuật cận lâm sàng như: siêu âm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng nên đặt ngay tại Khoa Khám bệnh để giảm khoảng cách và thời gian đi lại tạo chu trình một chiều thuận lợi cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin với sự kết nối đồng bộ giữa các bộ phận liên quan, giảm nhân lực, giảm thời gian chờ đợi giữa các bước trung gian. Mặc dù, mỗi bệnh viện có thể có những cải tiến khác nhau vì liên quan đến mặt bằng, cơ sở hạ tầng, đầu tư.... song nếu các bệnh viện không quan tâm, không bắt tay vào thực hiện và khảo sát quy trình ở đơn vị mình thì người bệnh sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Trên thực tế, nhiều bệnh viện đông người bệnh vào sáng, vắng vào buổi chiều. Đông vào đầu tuần, vắng vào cuối tuần. Hướng dẫn về quy trình Khám, chữa bệnh đòi hỏi các bệnh viện phải có kế hoạch, sắp xếp cách làm việc và công tác khám, chữa bệnh hợp lý, từng bước cải tiến sẽ giảm được thời gian chờ và đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Nói tóm lại,  trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, các bệnh viện phải xây dựng một quy trình khám, chữa bệnh liên hoàn và giám đốc bệnh viện có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Nếu lãnh đạo các bệnh viện không quyết tâm thực hiện thì khó có thể đạt được mục tiêu trên.

Không ít người cho rằng, nếu rút ngắn lại quy trình khám, chữa bệnh, bác sỹ dành càng ít thời gian cho khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân?

Khi đưa ra Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, Bộ Y tế mong muốn người bệnh đến khám được tiếp cận thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và dịch vụ kỹ thuật theo đúng yêu cầu chuyên môn. Bên cạnh đó, bảo đảm tính hợp lý và công bằng giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế, đồng thời các bệnh viện phải đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả và đồng chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần... Khoa Khám bệnh là bộ mặt của bệnh viện, mọi bức xúc của người bệnh và người nhà bệnh nhân cũng từ đây mà ra. Khi mỗi bệnh viện có khảo sát, đánh giá và bố trí được một quy trình khám, chữa bệnh liên hoàn, các bác sỹ sẽ có nhiều thời gian khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân. Do đó, không thể có chuyện vì phải theo quy trình khám bệnh từ 2-4 giờ mà bác sỹ giảm thời gian khám cho bệnh nhân. Nếu thiếu bác sỹ, bệnh viện phải tăng cường thêm để người dân không phải chờ lâu và được khám bệnh cẩn thận.

Nhiều bệnh viện lo ngại sẽ thất thu một khoản viện phí khi người bệnh bỏ thẻ BHYT không đóng viện phí hoặc không đóng những chi phí phát sinh đối với những bệnh nhân khám, chữa bệnh tự nguyện.

Thực tế cũng có một số trường hợp bỏ thẻ BHYT, không đóng viện phí gây thất thu cho một số bệnh viện. Tuy nhiên, số lượng này rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bệnh viện. Các bệnh viện phải đặt ích lợi bệnh nhân lên đầu. Nếu bệnh viện thực hiện tốt những giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao thái độ giao tiếp của các nhân viên y tế... sẽ thu lại được nhiều lợi ích hơn những thiệt hại do số ít bệnh nhân gây ra. Tuy nhiên, quy trình khám, chữa bệnh liên hoàn phải được duy trì và hoàn thiện không ngừng. Bên cạnh đó, BV cũng phải có nhiều giải pháp kết hợp trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Có như vậy mới nâng cao được uy tín, hình ảnh của bệnh viện trong mắt người dân và cộng đồng, mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.

 Xin cảm ơn ông!

Lê Hảo (thực hiện)

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top