Cảm phục những tấm gương thầy thuốc quên mình nơi tâm dịch Ebola
GiadinhNet - Họ - các bác sỹ và nhân viên y tá thuộc nhiều tổ chức khác nhau đang từng ngày, từng giờ đấu tranh chống lại virus Ebola, giành lại sự sống cho người bệnh.
Bác sĩ Kent Brantly sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Abilene Christian ở Texas, là bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia. Gia đình anh là thành viên của Giáo Hội Chúa Kitô ở Fort Worth, Texas, trước khi anh cùng vợ và hai người con chuyển đến sống ở Liberia tháng 10 năm ngoái, nơi Brantly làm giám đốc y tế cho Trung tâm Điều trị Ebola của Samaritan's Purse tại Monrovia.
Trước khi thực hiện chuyến đi, anh trở về quê nhà Indianapolis và có bài phát biểu trong nhà thờ Thiên chúa Đông nam. "Trong hai năm tới chúng tôi sẽ sống, làm việc và phục vụ trong những người luôn phải nếm chịu bạo lực và sự tàn phá của chiến tranh trong 20 năm, cho đến khi có được hòa bình trong 10 năm gần đây. Tôi chưa từng đến Liberia. Nhưng tôi sẽ đi vì Chúa đã gửi tôi đến đó".
Brantly cho biết mục đích ban đầu của anh khi đến Liberia không phải là để chiến đấu với dịch Ebola nhưng anh tập trung vào công việc này khi dịch bệnh bắt đầu lây lan. "Tôi đã nắm tay vô số bệnh nhân bị căn bệnh khủng khiếp này tước mất cuộc sống, tôi tận mắt chứng kiến thảm kịch, tôi vẫn còn nhớ mọi gương mặt, mọi cái tên", anh viết.
Trung tâm Điều trị Ebola do Brantly làm giám đốc chính là nơi anh nhiễm bệnh. Khoảng giữa tháng 7, ngay khi nhận thấy một số triệu chứng, anh đã tự cách ly trong ba ngày. Brantly phải chịu đựng những cơn sốt và đau nhức nghiêm trọng nhưng vẫn làm việc trên máy tính. Cách thức Brantly bị lây nhiễm chưa được xác định, tuy nhiên, nhân viên y tế luôn là đối tượng dễ lây bệnh nhất do tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Brantly đã nhận được một đơn vị máu từ một bệnh nhân Ebola 14 tuổi sống sót do chính anh điều trị. Theo CNN, khi các quan chức y tế ở Liberia có một liều huyết thanh trị Ebola duy nhất, Brantly đã từ chối nhận và nhường cho người đồng nghiệp, Nancy Writebol, một nhân viên cứu trợ cũng mắc bệnh.
Brantly hôm 2/8 được đưa về Atlanta, Mỹ bằng một chiếc máy bay tư nhân trang bị lều di động chuyên dụng, được thiết kế để vận chuyển bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Sau khi máy bay hạ cánh tại căn cứ phòng không Dobbins, xe cứu thương từ bệnh viện Grady Memorial với đoàn hộ tống gồm các xe đa dụng và xe cảnh sát đã đưa Brantly đến Bệnh viện Đại học Emory.
Khi xe đến bệnh viện, Brantly bước ra từ phía sau xe trong bộ đồ bảo hộ màu trắng. Một người đàn ông trong bộ đồ tương tự đi bên cạnh khi anh tiến vào cửa bệnh viện. Bước đi của Brantly tuy hơi loạng choạng nhưng đầy kiên quyết. Các bác sĩ cũng ngạc nhiên khi Brantly có thể tự bước đi mà không cần hỗ trợ. "Tôi đã nghĩ Brantly sẽ được đưa về cùng các thiết bị y tế hoặc di chuyển bằng cáng. Việc anh ấy có thể đứng và tự đi là một dấu hiệu tốt", bác sĩ Mitchell Blass tại bệnh viện truyền nhiễm Georgia cho biết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ (CDC) cho biết cơ quan nhận được nhiều email và ít nhất 100 cuộc gọi từ những người dân bất mãn về việc bác sĩ Brantly được đưa về nước. Họ lo sợ dịch bệnh có thể bùng phát tại Mỹ.
Theo tiến sĩ Jay Varkey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Emory, một trong những người sẽ tham gia điều trị cho Brantly, bộ phận cách ly của bệnh viện được trang bị tốt để xử lý các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm thậm chí còn dễ lây hơn Ebola.
Đây là bộ phận được sử dụng để điều trị ít nhất một bệnh nhân SARS vào năm 2005. Không giống như Ebola, SARS là loại virus trong không khí và có thể dễ dàng lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân Ebola không cần thiết phải được điều trị trong bộ phận này. "Ebola chỉ truyền qua máu và chất dịch cơ thể, không giống như dịch cúm, Ebola không lây lan qua đường không khí", ông Varkey cho biết.
Tiến sĩ Philip Brachman, chuyên gia y tế cộng đồng Bệnh viện Đại học Emory, người nhiều năm đứng đầu các chương trình phát hiện bệnh của CDC cho biết hiện chưa có thuốc chữa bệnh, nhưng các nhân viên y tế sẽ cố gắng vận dụng tất cả phương pháp hiện đại có thể thực hiện được, như giám sát chất lỏng, điện phân và các dấu hiệu quan trọng chặt chẽ hơn. Ông cho biết phương pháp điều trị là làm cơ thể bệnh nhân thoải mái để có thể tự chống lại virus.
Kent Brantly hôm qua đưa ra thông báo đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh. “Tôi đang cảm thấy khỏe hơn từng ngày”, anh nói. Brantly cũng cho biết anh đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các bác sĩ. "Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tất cả những người đã cầu nguyện cho sự phục hồi của tôi cũng như cho Nancy, người dân Liberia và Tây Phi", anh đã viết trong một bản cập nhật về sức khỏe của mình từ phòng cách ly.
Vợ của Brantly và hai người con đã rời Liberia để tham dự một đám cưới ở Mỹ chỉ vài ngày trước khi chồng cô có triệu chứng nhiễm bệnh. Chị và gia đình có cơ hội gặp Brantly qua kính cách ly và cho biết tinh thần của anh rất tốt.
Monia Sayah, nữ y tá hết mình vì bệnh nhân Ebola
Monia Sayah, nữ y tá thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới đến Guinea lần đầu tiên vào tháng 3 và không ngờ sẽ chứng kiến dịch Ebola bùng phát với mức độ tồi tệ nhất trong lịch sử.
Khi y tá Monia Sayah thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới đến Guinea lần đầu tiên vào tháng 3, cô không ngờ rằng mình sẽ chứng kiến dịch Ebola bùng phát với mức độ tồi tệ nhất trong lịch sử. Tổ chức Y tế thế giới hôm 6/8 cho biết tổng số người chết ở Tây Phi đã tăng lên 932 người. Tại Guinea, những ca nhiễm bệnh được thông báo từ hồi tháng 3 và hiện nơi đây có 363 người tử vong.
"Nỗi sợ hãi rất rõ ràng. Mọi người sợ vì họ không thể biết được liệu Ebola có ghé thăm gia đình hay ngôi làng của mình không", CBS News dẫn lời Sayah sau khi y tá này trở về từ chuyến công tác mới nhất của mình.
Sayah cho biết, vì nỗi sợ hãi ấy mà nhiều người mắc bệnh chọn cách che giấu tình trạng của mình và thường không tới các trung tâm y tế chữa trị cho tới khi quá muộn. Trong trường hợp đó, Sayah và các đồng nghiệp thường không thể giúp gì nhiều cho họ ngoài việc truyền dịch và cấp thuốc kháng sinh.
Mối lo ngại cho sự an toàn của các nhân viên y tế hiện có mặt tại nơi virus Ebola hoành hành đang tăng lên sau khi một bác sĩ hàng đầu tử vong ở Sierra Leon tuần trước. Một y tá người Nigeria điều trị cho bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh ở quốc gia này cũng chết vì virus Ebola. Hai chuyên gia y tế người Mỹ nhiễm Ebola ở Liberia vẫn đang giành giật sự sống tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.
Nhưng với Sayah, cô nói mình không sợ dù đã ở Guinea tổng cộng 11 tuần. Cô và các bạn đồng nghiệp tuân thủ những biện pháp phòng ngừa nghiêm khắc nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm virus. Trước khi vào khu vực có nguy cơ cao, họ mặc bộ quần áo bảo hộ kín từ đầu tới chân và đeo cả găng tay lẫn kính bảo hộ. "Bạn phải tuân theo những qui tắc, tuy nhiên những tai nạn vẫn có thể xảy ra", cô nói.
Sayah phải hạn chế thời gian cô tới khu vực có đông người nhiễm. Trong bộ quần áo bảo hộ nóng bức, kín bưng, kiệt sức và mất nước là những mối quan tâm nghiêm túc. "Bạn có nguy cơ bị ngất rồi ngã xuống đất. Bạn không muốn mình ngã ở một khu vực có nguy cơ cao. Có lẽ bạn sẽ nhấc kính lên và mắt bạn sẽ bị nhiễm", Sayah cho hay.
Tiếp xúc gần với những bệnh nhân cận kề với cái chết, Sayah nhiều lần chứng kiến họ ra đi trong đơn độc. "Tôi cảm thấy thực sự khó khăn khi biết họ chết trong cô đơn, không ai nắm tay và động viên", Sayah miêu tả nỗi đau đớn khi người bệnh qua đời.
Theo Sayah, cuối tháng 5, cộng đồng y học nghĩ đã có thể khống chế được virus. Tuy nhiên không lâu sau khi Sayah rời Guinea, một nhóm bệnh nhân nhiễm Ebola lại được phát hiện ở một ngôi làng khác. Virus chết người này đang lan truyền rất nhanh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lây lan chóng mặt này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, virus Ebola có thời kỳ ủ bệnh lên tới 21 ngày. Những nghi thức mai táng truyền thống ở nơi người nhà bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người bệnh cũng đóng vai trò trong việc truyền Ebola.
Sayah nhận ra rằng nhiều người dân không tin hệ thống chăm sóc sức khỏe và các tình nguyện viên nước ngoài. "Một số người nói rằng chúng tôi đã mang Ebola tới chỗ họ. Thật khó để kiềm chế được dịch khi mà người dân không hợp tác", Sayah nói.
Không ít bệnh nhân mắc bệnh đã bỏ trốn khỏi nơi điều trị và nhiều người không chịu cách ly, cách quan trọng nhất để kiểm soát virus.
Trong thời gian nghỉ sau chuyến công tác, Sayah vẫn giữ liên lạc với các đồng nghiệp đang ở vùng có dịch và hy vọng những tin tức tốt lành. Mới đây, một trong những bệnh nhân cô từng điều trị đã được xuất viện. Tuy nhiên, diễn biến của dịch vẫn kinh khủng và Sayah hy vọng trông thấy nhiều phản hồi tích cực hơn từ cộng đồng quốc tế.
Mặc thách thức và nguy hiểm, Sayah cho biết cô sẽ trở lại Tây Phi để chiến đấu với dịch bệnh. "Khi ở đó, bạn sẽ thấy cần phải làm gì và không có câu hỏi kiểu như mình sẽ về hay ở lại?", Sayah chia sẻ.
Lan Dương tổng hợp
Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm
Tiêu điểm - 1 giờ trướcHóa thạch những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là "vàng của kẻ ngốc".
Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác
Tiêu điểm - 9 giờ trướcVài giờ sau khi nữ giúp việc vứt chiếc đệm ra bãi rác, cụ bà hơn 80 tuổi mới nhớ ra mình giấu hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt và trang sức trong đó.
Viễn cảnh đáng lo ngại phía sau ngôi làng búp bê kỳ quái tại Nhật Bản
Chuyện đó đây - 14 giờ trướcKhắp ngôi làng Ichinono của Nhật Bản được trang trí bởi đầy những con búp bê đáng yêu, nhưng người dân nơi đây lại đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm hơn bao giờ hết.
Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia
Tiêu điểm - 1 ngày trướcLoài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.
Chồng trúng độc đắc hơn 16,4 tỷ đồng nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông có tên thân mật là "Big Money D" đã khiến cả thành phố xôn xao khi trúng giải độc đắc trị giá 650.000 USD (hơn 16,4 tỷ đồng) nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố.
Phát hiện 2.500 đồng xu vương vãi trong ruộng hoang, người đàn ông gọi 1 cuộc điện thoại, nhận về hơn 100 tỷ đồng
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột khám phá bất ngờ trong lòng đất đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của người đàn ông này.
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu cảnh sát ngay lập tức
Bốn phương - 2 ngày trướcMột số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Chân dung tỷ phú tiền số vừa chi 6 triệu USD mua ‘quả chuối dán tường’, từng là học trò của Jack Ma
Bốn phương - 2 ngày trướcVới ông, quả chuối dán tường là một “hiện tượng văn hóa kết nối thế giới nghệ thuật, meme và cộng đồng tiền số”.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đâyVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.