Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh bí ẩn biến con người thành ma cà rồng thời hiện đại

Thứ tư, 11:02 04/05/2016 | Sống khỏe

Dù khoa học chưa thể giải thích, thế giới vẫn tồn tại những con người không thể sống mà không uống máu, được mệnh danh là ma cà rồng thời hiện đại.

Trên phim, các ma cà rồng thường xinh đẹp và gợi cảm, sẵn sàng cho thế giới biết về sự hiện diện của mình thay vì nằm yên trong quan tài. Ngoài đời thực, những người thích uống máu lại ẩn mình kín đáo và bạn không thể biết liệu cô, cậu hàng xóm của mình có như vậy không.

Một chứng bệnh kỳ lạ

Dậy thì là giai đoạn khó khăn với tất cả mọi người. Từ mọc lông đến thay đổi hormone, không thiếu niên nào khỏi bỡ ngỡ. Đặc biệt, theo The Washington Post, đối với một bộ phận dân số nhỏ khoảng 5.000 người cho mỗi thành phố lớn ở Mỹ, dậy thì kéo theo một hiện tượng kỳ lạ: thèm được uống máu.

Giống như những điều ngạc nhiên khác mà dậy thì đem lại, cơn "khát" máu không thể bị kiểm soát, từ đó khiến cá nhân bối rối. John Edgar Browning, tiến sĩ tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã điều tra một cộng đồng ma cà rồng vào năm 2015 rồi kết luận họ chẳng giống như miêu tả của phim ảnh siêu nhiên. "Đó là những người mắc một dạng thiếu chất, chủ yếu bắt đầu từ tuổi dậy thì, sau đó nhận ra mình sẽ ổn hơn nếu hấp thụ máu", Browning nói với Medical Daily. Vị tiến sĩ giải thích các ma cà rồng hiện đại không liên quan gì mấy đến văn hóa gothic đen tối. Thay vào đó, họ tin rằng bản thân nhiễm chứng bệnh kỳ lạ. Thiếu máu, những người này trở nên yếu ớt, tê liệt, đau đầu hoặc đau dạ dày nặng.

Dracula, nhân vật ma cà rồng nổi tiếng được tái hiện trên phim. Ảnh: craveonline.com.
Dracula, nhân vật ma cà rồng nổi tiếng được tái hiện trên phim. Ảnh: craveonline.com.

Ngày nay, giới y học chưa thể tìm lời lý giải cho sự xuất hiện của ma cà rồng dù nó đã trở thành đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu suốt nhiều thế kỷ nay. Hội chứng Renfield là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người có triệu chứng ma cà rồng, tức là thích uống máu. Dựa trên các tài liệu năm 2011, The Huffington Post phân tích bệnh nhân hội chứng Renfield thường trải qua sự kiện gây phấn khích liên quan đến máu trong thời thơ ấu. Lớn lên, khi dậy thì, họ kết hợp niềm phấn khích ngày trước với kích thích tình dục. Tuy nhiên, hội chứng Renfield được xem như bệnh tâm thần và không phù hợp với những ma cà rồng chúng ta thấy ngày nay.

Các bác sĩ còn đặt giả thuyết ma cà rồng liên quan đến bệnh lao vì ho ra máu chứng tỏ bệnh nhân vừa hấp thụ máu. Đến năm 2002, nhà nghiên cứu Nick Lane phát hiện porphyria, một căn bệnh máu hiếm gặp khiến cơ thể nhạy cảm với ánh sáng mặt trời có thể là nguồn gốc của những câu chuyện thần thoại kể về loài sinh vật khát máu ban đêm.

Dù chưa được giải thích, các ma cà rồng thực sự gặp vấn đề sức khỏe nếu không được uống máu. "Chúng tôi sẽ lờ đờ, ốm yếu, chán nản, đau đớn, khó chịu", ma cà rồng với tên gọi Merticus chia sẻ với The Daily Beast. CJ, một ma cà rồng khác nói với BBC rằng cô bị kích ứng ruột và chỉ khỏi nếu uống từ 7 ly nhỏ đến một cốc máu lớn. Tiến sĩ Browning tiết lộ với The Washington Post nữ ma cà rồng ông đang phỏng vấn từng nhập viện. Tình trạng cô khá lên sau khi người chồng đến và cho cô uống máu.

Tiến sĩ DJ Williams, giáo sư công tác xã hội tại Đại học Idaho (Mỹ) đã thực hiện một công trình về ma cà rồng năm 2014. Ông nhận định ma cà rồng rất băn khoăn về vấn đề của mình, tin rằng bản thân vô tình mắc phải chứng bệnh chưa được tìm ra chứ không hề muốn như vậy.

Thói quen vô hại hay nguy cơ sức khỏe

Uống máu có vẻ vô hại nhưng thực ra lại ẩn chứa không ít rủi ro bởi về mặt tự nhiên, ở con người không tồn tại hành vi này. Theo Live Science, máu sẽ trở nên rất độc nếu được hấp thụ một lượng lớn.

Sắt khiến máu có vị kim loại. Chúng ta không thể loại bỏ sắt dư thừa một khi đã đưa vào cơ thể quá nhiều, dẫn đến rối loạn với hàng loạt hệ quả như tổn thương gan, trầm cảm, mất nước, tích tụ chất dịch trong phổi, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mầm bệnh trong máu cũng gây hại cho các ma cà rồng ngoài đời thực. Phổ biến nhất là HIV rồi đến viêm gan B, C hay virus Creutzfeldt-Jakob gây ra phiên bản người của bệnh bò điên.

Tuy vậy, Browning khẳng định cộng đồng ma cà rồng ngày nay có vẻ hiểu được những rủi ro trên và biết cách tự bảo vệ. Cả người tài trợ lẫn người nhận máu đều tiến hành xét nghiệm bệnh truyền nhiễm; các ma cà rồng cũng không hấp thụ máu quá nhiều mà trong chừng mực.

Dù sao đi nữa, những ai được coi là ma cà rồng vẫn bị các chuyên gia y tế lơ là. Rất nhiều người không thoải mái chia sẻ thói quen uống máu với bác sĩ do sợ bị chế giễu hoặc bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Williams nhận định, ma cà rồng chỉ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần khi được xã hội chấp nhận. "Điều quan trọng là y bác sĩ mở lòng với bệnh nhân bất chấp bản sắc, lối sống của họ. Càng ít phán xét, càng nhiều người bệnh được giúp đỡ", vị tiến sĩ kết luận.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 18 phút trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 6 giờ trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Top