Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu điển hình này

Thứ năm, 10:03 14/12/2017 | Sống khỏe

Theo các bác sĩ thời tiết chuyển mùa chính là thời điểm trẻ nhỏ, người già dễ bị viêm hô hấp đặc biệt là viêm phổi. Khi trẻ bị viêm phổi cần đưa đến bệnh viện sớm nhất để điều trị.


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mùa viêm phổi

Bé Nguyễn Ngọc K. 2 tháng tuổi con chị Bùi Thị Mỹ Hằng trú tại Hà Đông, Hà Nội phải nhập viện cấp cứu vì bị viêm phổi. Chị Hằng cho biết mấy ngay nay chị thấy con húng hắng ho và chảy nước mũi. Muốn nói không với kháng sinh chị cho con uống nước húng chanh hấp quất, mật ong nhưng tình trạng không đỡ.

Hai ngày nay, bé bỏ bú, sốt cao, thở nhanh, thở gấp. Vợ chồng chị lo lắng cho con vào viện thì bác sĩ chẩn đoán viêm phổi phải nằm viện điều trị. Chị Hằng cho biết bé là con đầu thấy con như thế chị cũng nghĩ do thời tiết nào ngờ bé chuyển biến viêm phổi nặng quá. Bé K phải nằm viện hơn 1 tuần mới được về nhà. Hiện sức khoẻ của bé đã ổn định nhưng bé vẫn lười ăn.

Bé Trần B. A. mới 6 tháng tuổi bị ho, chảy nước mũi kèm theo sốt. Gia đình đưa con đến khám tại phòng khám tư nhân thì được chỉ định dùng thuốc ho và kháng sinh. 3 ngày sau, thấy con chẳng những không đỡ mà còn bú kém, thở nhanh, mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, gia đình vội đưa con lên bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám và chụp phim kiểm tra, các bác sĩ kết luận trẻ đã viêm phổi nặng, có dấu hiệu suy hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường- Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Hà Nội cho biết, thời tiết chuyển mùa như hiện nay là thời điểm lý tưởng để vi rút, vi khuẩn phát tán và xâm nhập vào cơ thể.

Theo bác sĩ Thường, viêm đường hô hấp có hai loại hô hấp trên và hô hấp dưới đặc biệt viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi vẫn trở thành gánh nặng của nhi khoa thế giới. BS Thường nhấn mạnh đến nay viêm phổi ở trẻ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Những ngày này, số trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp tăng cao và nhiều trẻ từ viêm hô hấp trên đã chuyển biến thành viêm phổi phải điều trị lâu dài.

Dấu hiệu cần nhớ

Theo TS.BS Lê Hồng Hanh, phó trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng cha mẹ không đủ khả năng phát hiện sớm bệnh viêm phổi khiến trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng là khá phổ biến. Tại khoa Hô hấp, số lượng bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi luôn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.

Cũng theo TS Hanh, viêm phổi (còn gọi là viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện. Tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh lý hô hấp.

1. Nguyên nhân:

– Do virus: chiếm 60-70% các trường hợp thường gặp. Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.

– Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.

– Hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.

2. Triệu chứng:

– Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệu, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở.

– Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi(Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi).

Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút

Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút

Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút

Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút

– Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi.

– Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-Quang

– Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng

3. Điều trị:

– Khi các bà mẹ thấy con mình có các biểu hiện như trên nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, chụp X-quang, xét nghiệm máu và điều trị kháng sinh kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị kháng sinh ở nhà.

4. Phòng tránh:

– Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: ăn đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng…

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ

– Cho trẻ bú sớm, kéo dài

– Tiêm chủng theo lịch

– Đặc biệt cần phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng để được điều trị kịp thời.

Theo Infonet.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Top