Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dễ gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng khả năng sinh sản

Thứ hai, 08:57 22/08/2022 | Dân số và phát triển

Ở trẻ có tràn dịch màng tinh hoàn bố mẹ, ông bà, bảo mẫu có thể quan sát thấy vùng bìu của trẻ một bên hoặc cả hai bên to hơn bình thường, bìu căng tròn, không có các nếp nhăn như bên còn lại.

Qua thăm khám lâm sàng và quan sát hình ảnh trên siêu âm bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn dịch màng tinh hoàn bên phải.

1. Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là thủy tinh mạc – là một thuật ngữ đề cập đến tình trạng tích tụ dịch tại màng bao quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý bẩm sinh do ống phúc tinh mạc ở trẻ trai không xơ hóa hoặc xơ hóa không hoàn toàn để lại một lỗ thông giữa ổ bụng và khoang màng tinh hoàn, dẫn tới dịch từ ổ bụng đi qua lỗ thông tích tụ tại khoang màng tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai chiếm tỷ lệ 3 - 5% ở trẻ đủ tháng, tăng lên gấp 3 lần ở trẻ sinh non.

Đặc biệt trẻ sinh non dưới 30 tuần, thiếu cân < 1.500g thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với trẻ đủ tháng.

2. Triệu chứng và biểu hiện bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Ở trẻ có tràn dịch màng tinh hoàn bố mẹ, ông bà, bảo mẫu có thể quan sát thấy vùng bìu của trẻ một bên hoặc cả hai bên to hơn bình thường, bìu căng tròn, không có các nếp nhăn như bên còn lại, khối có thể xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, kích thước tăng dần theo thời gian.

Quan sát bìu thường to hơn vào buổi chiều hoặc sau khi trẻ chơi, chạy nhảy nhiều, buổi sáng bìu có thể xẹp, giảm kích thước trở về bình thường.

Khối dịch kích thước nhỏ thường không gây đau, khó chịu, trẻ vẫn chơi, nhảy, ăn uống được bình thường.

Căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dễ gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng khả năng sinh sản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

3. Biến chứng của bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Khối tràn dịch với số lượng nhỏ thường không gây biến chứng gì, trẻ vẫn chơi, nhảy, ăn uống được bình thường. Tuy nhiên, khi khối dịch tụ số lượng lớn có thể gây đau tức, trẻ khó chịu, quấy khóc.

Khối dịch tụ lớn có thể khiến lưu lượng máu xuống tinh hoàn bị giảm đi và dẫn đến teo tinh hoàn, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.

Nguy cơ tiến triển thành bệnh lý thoát vị bẹn, nếu không được xử trí sớm sẽ gây chèn ép làm tắc nghẽn dòng máu đi xuống tinh hoàn và gây suy giảm chức năng tinh hoàn.

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể kèm theo tinh hoàn di động, làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai, bệnh lành tính, thường không biểu hiện triệu chứng nặng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến khám sớm nếu có những dấu hiệu bất thường, đề phòng biến chứng và những bệnh lý mắc kèm.

4. Chẩn đoán bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu trên thăm khám lâm sàng và siêu âm.

Khi bộc lộ vùng bẹn bìu hai bên, ta thấy khối phồng một hoặc cả hai bên bìu, làm mất cân đối vùng bẹn. Bìu một bên căng to mất nếp nhăn so với bên đối diện. Làm các nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng như: khi trẻ khóc, cười, ho, trẻ chạy nhảy tại chỗ… sẽ thấy khối phồng ở bìu thay đổi kích thước to hơn.

Tràn dịch màng tinh hoàn số lượng ít hoặc vừa thì vẫn có thể sờ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh ở bìu. Nhưng nếu tràn dịch màng tinh hoàn lớn thì không sờ thấy mào tinh, tinh hoàn (dấu hiệu Sébilean âm tính); không kẹp được màng tinh hoàn (dấu hiệu Chevasu âm tính).

Nghiệm pháp soi đèn sẽ thấy hình ảnh khối tinh hoàn nằm ở giữa, còn xung quanh là hình ảnh mờ sáng của dịch màng tinh hoàn.

Siêu âm là phương pháp rất quan trọng và dễ dàng thực hiện trong chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn. Trên hình ảnh siêu âm quan sát thấy tinh hoàn và mào tinh bình thường, được bao quanh là khối dịch đồng nhất, di động.

5. Điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự mất đi sau 12 tháng sau sinh mà không cần điều trị gì, nên có thể theo dõi trẻ đến 12 tháng tuổi.

Những trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn không tự mất đi sau 12 tháng, khối vùng bẹn tăng kích thước, gây đau tức cho trẻ hoặc xuất hiện thêm thoát vị bẹn thì phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.

Phẫu thuật điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn dựa trên nguyên tắc chung là cắt hoặc thắt cao ống phúc tinh mạc tại vị trí lỗ bẹn sâu. Có 2 phương pháp chính là phẫu thuật mở qua đường bẹn bìu và phẫu thuật nội soi qua ổ bụng.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn đang dần chiếm ưu thế so với phẫu thuật mổ mở do có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, ít biến chứng, giảm tỷ lệ tái phát, có thể đánh giá được ổ bụng cũng như lỗ bẹn đối bên, giảm thời gian phẫu thuật, thời gian phục hồi sớm sau phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn.

Tóm lại, bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể dễ dàng phát hiện, chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Khi phát hiện những bất thường vùng bìu, bẹn, phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ sớm, để được tư vấn và điều trị hợp lý, kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc

Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Cụ bà 92 dễ dàng hoàn thành 200 lần chống đẩy và 100 lần gập bụng mỗi ngày.

Đại hội Đảng bộ Cục Dân số nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Cục Dân số nhiệm kỳ 2025 - 2030

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục Dân số long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế, dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Can thiệp bào thai 'cứu' thai nhi bị tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong sau sinh

Can thiệp bào thai 'cứu' thai nhi bị tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong sau sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ cho biết, thai nhi bị tràn dịch màng phổi trái gây xẹp phổi chèn ép tim. Đây là một biến chứng hiếm gặp, dẫn đến thiểu sản phổi, suy hô hấp nặng, tử vong sau sinh nếu không được điều trị trong bào thai.

Các quý ông bắt đầu mãn dục ở độ tuổi nào?

Các quý ông bắt đầu mãn dục ở độ tuổi nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn dục nam là một quá trình tự nhiên xảy ra ở nam giới do sự suy giảm nồng độ testosterone, điều này dẫn đến những thay đổi về khả năng tình dục và chất lượng cuộc sống. Vậy quá trình này có diễn ra giống mãn kinh ở phụ nữ không?

Việt Nam cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030

Việt Nam cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo phổ biến Cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 (FP2030). Đây là một phong trào toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.

3 bệnh lây truyền dễ nhiễm qua quan hệ tình dục bằng miệng

3 bệnh lây truyền dễ nhiễm qua quan hệ tình dục bằng miệng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của 3 loại bệnh lây truyền có thể lây qua quan hệ tình dục bằng miệng là một cách để chủ động phòng bệnh.

5 cách đơn giản bảo vệ gan, thận thúc đẩy giải độc nên làm mỗi ngày

5 cách đơn giản bảo vệ gan, thận thúc đẩy giải độc nên làm mỗi ngày

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Gan, thận hoạt động suốt ngày đêm để lọc độc tố, xử lý chất dinh dưỡng... Tuy nhiên, nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm cản trở và suy yếu chức năng của gan, thận.

Nên cắt bao quy đầu ở độ tuổi nào?

Nên cắt bao quy đầu ở độ tuổi nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc cắt bao quy đầu là một quyết định quan trọng và thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định y tế, văn hóa và ý muốn của gia đình...

Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Những trăn trở suốt hơn 2 thập kỷ của bác sĩ sản khoa

Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Những trăn trở suốt hơn 2 thập kỷ của bác sĩ sản khoa

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Suốt hơn 25 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo đã từng đối mặt với không ít trường hợp nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Mỗi ca bệnh là một mảnh đời đầy trăn trở, để lại trong bà những nỗi day dứt, xót xa mỗi khi nhớ lại.

Thạc sĩ sinh con không cắt dây rốn, ngâm nhau trong muối, viêm phổi không cho tiêm

Thạc sĩ sinh con không cắt dây rốn, ngâm nhau trong muối, viêm phổi không cho tiêm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tin theo trào lưu sinh con “thuận tự nhiên” tại nhà, sản phụ ở Đồng Nai từ chối can thiệp y tế, giữ nguyên dây rốn, khiến bé trai sơ sinh có dấu hiệu viêm phổi.

Top