Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 82.000 người tử vong vì ung thư, trong khi theo Bộ Y tế, căn bệnh tim mạch cướp đi mạng sống của 200.000 người.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, chia sẻ tại chương trình thực tế cộng đồng hưởng ứng ngày Tim mạch thế giới. Chương trình do Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp phối hợp tổ chức tại Thái Bình, ngày 16/9.
Theo PGS Hùng, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022, bệnh lý tim mạch (bao gồm cả đột quỵ) cướp đi 19,5 triệu sinh mạng.
"Số ca tử vong do tim mạch lớn hơn cộng gộp cả ba nguyên nhân gây tử vong sau đó, như ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường", PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cho hay. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm tới 75%).
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Trong khi đó, có khoảng 82.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm.
Từ năm 2000, Liên đoàn Tim mạch thế giới phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNESCO chọn ngày 29/9 hằng năm là ngày Tim mạch thế giới. Năm nay, chủ đề của ngày Tim mạch Thế giới là "Hiểu về trái tim mình bằng cả trái tim" (Use heart, know heart), nhấn mạnh mỗi người hãy tự nhận thức và chăm sóc chính trái tim của mình là cách tốt nhất để giảm được các biến cố tim mạch.
"Những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như tuyên truyền, hướng dẫn mọi người không hút thuốc lá, ăn giảm mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, hạn chế uống rượu bia, tập vận động thể lực, đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.… có thể giúp tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch", PGS Hùng chia sẻ.
Thông tin từ Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt, người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tạo nên gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình, xã hội.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.
GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.
Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.
Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.
GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.
Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.
Bệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.
GĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.