Bốn biểu hiện khi đi bộ cảnh báo bệnh tật đang đến gần
Chóng mặt, tức ngực, đau khớp, đi không vững có thể cảnh báo các bệnh liên quan tới tim mạch, hệ thần kinh.
Đi bộ được công nhận là một cách tập thể dục hiệu quả với tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. “Cuộc sống nằm ở việc tập luyện”, nếu không vận động thường xuyên, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp; nhu động của đường tiêu hóa kém dần; khả năng miễn dịch sẽ giảm nhiều, khớp xương trở nên cứng và cơ bắp sẽ teo lại.
Đồng thời, hình thức vận động này cũng có thể sử dụng để đánh giá một người có sống lâu hay không. Nói chung, những người khỏe mạnh sẽ giữ được trạng thái tinh thần tốt và bước đi mạnh mẽ dù họ đã già.

Người khỏe mạnh có những bước đi chắc chắn, tinh thần thoải mái. Ảnh: Health Digest
Nếu các dấu hiệu sau xuất hiện khi đang đi bộ , bạn nên cảnh giác vì rất có thể bệnh tật đã tìm đến bạn. Ngược lại, theo Sohu , nếu không có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ bạn đang có sức khỏe tốt.
Chóng mặt và đau đầu
Ngoài ra, theo Viện Lão khoa Mỹ, một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các vấn đề về thị lực, tuyến giáp, dây thần kinh cũng có thể gây chóng mặt.
Đau tức ngực
Một số người sẽ cảm thấy đau tức ngực dù mới cất bước. Vì cảm giác khó chịu trầm trọng nên họ cần dừng lại và nghỉ ngơi. Những người này phải cảnh giác với các triệu chứng của bệnh mạch vành - một bệnh mạn tính và là nguyên nhân dễ gây tử vong.
Do bệnh mạch vành làm giảm đáng kể hoạt động ở nhiều bệnh nhân nên cơn đau tim nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp, một tình trạng nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn cần thận trọng nếu đau mỏi gối khi đi bộ. Ảnh: Health Digest
Đi đứng không vững
Cảm giác đi đứng không vững có thể do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn phải chú ý ăn uống lành mạnh, không nên ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ. Tiểu não là bộ phận trong cơ thể con người chịu trách nhiệm giữ thăng bằng. Nếu có bất thường ở tiểu não, cảm giác thăng bằng sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ có cử động bất thường khi đi lại.
Ngoài ra, theo Medical News Today , mất thăng bằng khi đi lại còn do chấn thương cơ xương, viêm khớp và các vấn đề về thị giác hoặc sự phát triển không đều ở xương hoặc cơ ở bàn chân, cẳng chân.
Đau khớp bất thường
Bạn cũng cần cảnh giác với những bất thường ở khớp khi đi bộ. Một số người sẽ cảm thấy đau khớp, khó cử động hoặc đau ở thắt lưng và chân. Cơn đau dữ dội sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh. Khi có tuổi, tình trạng gãy xương sẽ xảy ra. Nguy cơ thoái hóa khớp cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Những yếu tố này có thể trở thành lý do ảnh hưởng đến việc đi bộ.

Lưu ngay những kỹ năng tránh ngạt khí trong đám cháy để cứu mạng bạn khi hỏa hoạn xảy ra

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 6 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 11 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.