Căn bệnh nhạc sĩ Ngọc Châu mắc ngày càng nhiều người trẻ bị, đây là 4 dấu hiệu cảnh báo ai cũng nên biết!
GiadinhNet - Bệnh suy tim mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị suy tim chỉ dưới 50%.
Sáng 17/3, khán giả và nhiều nghệ sĩ không khỏi bàng hoàng với tin nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ở tuổi 55.
Ca sĩ Khánh Linh - em gái nhạc sĩ Ngọc Châu cho biết anh mất hồi 7h20 ngày 17/3/2022 tại bệnh viện 108 do suy tim giai đoạn cuối. Trước đó, anh bị bệnh suy tim nặng, từng phải nhập viện nhưng sức khoẻ đã tiến triển từ 2 tuần trước.

Suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, bệnh động mạch vành...
Hiện tại, mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị suy tim chỉ dưới 50%. Có khoảng 25% thường phải nhập viện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu suy tim là rất quan trọng.
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, có 4 cấp độ suy tim bao gồm:
- Suy tim độ 1: Ở giai đoạn này, các hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở…quá mức.
- Suy tim độ 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hụt hơi, đau thắt ngực, mệt mỏi khó khăn khi hoạt động thể chất. Nhưng bệnh nhân sẽ thấy thoải mái ngay khi nghỉ ngơi.
- Suy tim độ 3: Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở, khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động đáng kể.
- Suy tim độ 4: Là suy tim mức độ nặng nhất và là chặng đường cuối cùng của suy tim. Trong giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động thể lực, các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và hiện diện ngay cả khi nghỉ ngơi.
Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân suy tim.

Lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất. Ảnh minh họa
Cách phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch
- Duy trì chế độ ăn nhạt. Tuyệt đối không ăn thức ăn có nhiều chất béo động vật, giàu cholesterol như nội tạng động vật, óc...
- Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi trong các khẩu phần ăn hàng ngày.
- Vận động đều đặn, hợp lý mỗi ngày. Có thể thực hiện đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 30-45 phút.
- Tránh stress, không lo âu, căng thẳng. Nếu có những triệu chứng này nên tìm cách giải tỏa stress lành mạnh như xem phim hài, nghe nhạc, ngồi thiền, nấu ăn...
- Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Nếu mắc bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu... cần điều chỉnh lối sống, ăn uống cùng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ suy tim cũng như bệnh tim mạch khác.

Cần cấp cứu ngay lập tức nếu F0 xuất hiện một trong 10 triệu chứng này

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 15 phút trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 21 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 1 ngày trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.