Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ

Thứ ba, 08:37 22/06/2021 | Y tế

GiadinhNet - Trong vùng dịch, một số nhân viên y tế không chỉ nhận nhiệm vụ hỗ trợ công tác phòng dịch, khoanh vùng, truy vết, lắng nghe những tâm sự của người bệnh, gia đình người bệnh mà họ còn là người truyền tải hình ảnh, những “cuộc chiến sinh tử” đến với hàng triệu độc giả...

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ - Ảnh 1.

Chị Đặng Thị Thanh phỏng vấn bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC

Từ chuyện chưa kể về "phóng viên" tuyến đầu...

Một đêm giữa tháng 5/2021, tiếng báo động cấp cứu cho một sản phụ mắc COVID-19 vang khắp hành lang. Đặt xuống bàn chiếc máy sấy tóc chưa kịp cắm điện, chị Thanh choàng vội bộ đồ bảo hộ, tiến về phòng cấp cứu để hỗ trợ kíp mổ cấp cứu cho sản phụ.

Chị Đặng Thị Thanh là nhân viên y tế phụ trách hoạt động công tác xã hội của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2. Từ đầu tháng 5/2021, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 có quyết định phong tỏa toàn bộ Bệnh viện do liên quan đến ca mắc mới. Bệnh viện trong trạng thái "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Chị Thanh cùng hàng trăm cán bộ y, bác sĩ của Bệnh viện cũng tương tự.

Là cán bộ phụ trách hoạt động công tác xã hội, chị Thanh vừa có nhiệm vụ hỗ trợ các y bác sĩ, vừa mang sứ mệnh giúp đỡ, lắng nghe những tâm tư, chia sẻ các bệnh nhân, gia đình bệnh nhân. Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, chị Thanh là "cầu nối" thông tin duy nhất truyền tải những hình ảnh của các ca bệnh với độc giả của hàng trăm tờ báo.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, chị Đặng Thị Thanh nhớ lại: "Sản phụ phải mổ cấp cứu là chị Đ.T.T (23 tuổi, ở Hưng Yên). Sản phụ trở dạ khi mắc COVID-19, viêm long đường hô hấp trên và suy thai. Mặc dù sản phụ được hồi sức tim thai nhưng không đáp ứng nên được chỉ định mổ đẻ cấp cứu. Sản phụ nhập viện cùng chồng, có người thân mà như không có bởi người chồng cũng nhiễm COVID-19".

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ - Ảnh 2.

Chị Đặng Thị Thanh cùng các nhà hảo tâm hỗ trợ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: NVCC

"Làm công tác xã hội là làm công tác truyền thông, là làm công tác tư tưởng cho người bệnh, người vào viện, kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ bệnh nhân có gia cảnh đặc biệt và kiêm luôn cả việc viết lách, tác nghiệp. Tôi cũng là một "phóng viên" nhưng phạm vi tác nghiệp chỉ giới hạn trong bệnh viện. Đôi khi chẳng cần những máy quay hàng trăm triệu đồng, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là tôi đã trở thành một "phóng viên thực thụ" rồi", chị Thanh nhoẻn cười khi nhắc đến Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh là tôi đã trở thành một "phóng viên thực thụ rồi.

Chị Đặng Thị Thanh

Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2

Chị kể, những đêm có báo động cấp cứu khẩn, chị và đội ngũ làm công tác xã hội luôn có mặt cùng kíp cấp cứu. Tuy nhiên, để không làm "vướng chân" bác sĩ trong quá trình cấp cứu thì chị Thanh lựa chọn đứng ở "vòng ngoài" để ghi lại tất cả khoảnh khắc các y bác sĩ giành giật sự sống cho bệnh nhân. Đặc biệt là những bệnh nhân COVID-19 trở nặng, đặt máy ECMO.

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ - Ảnh 4.

Món quà dân dã của gia đình bệnh nhân gửi tặng y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC

Trong nhiều năm hoạt động công tác xã hội, chị Thanh không thể nhớ bao nhiêu trường hợp được chị làm cầu nối với các Mạnh Thường Quân, nhưng điều làm chị ám ảnh là hình ảnh những phụ huynh với dáng người gày gò, chân chất… phải trông con nhập viện khi tuổi đời còn rất trẻ; người cha già mang theo con gà, túi gạo nếp… gửi tặng y bác sĩ… Những hình ảnh ấy khiến người xa gia đình nhiều tháng như chị Thanh lại quặn lòng, bởi dịch COVID-19 đã khiến gia đình chị chia ly khi ngày mẹ chồng mất, chị không thể về chịu tang. Và chị thương chính đồng đội của mình ngày đêm đắm mình trong bệnh phòng để giành giật sự sống cho bệnh nhân, rồi thức xuyên đêm truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm soát dịch tễ.

Chị kể: "Cũng là cán bộ trong bệnh viện nhưng tôi ở vòng ngoài, còn có thể chạy ra sân để hít khí trời, nhưng chị em bác sĩ trong bệnh phòng thì luôn chân luôn tay, thậm chí không có phút ngơi nghỉ. Bởi lúc này, sinh mệnh của bệnh nhân đều nằm gọn trong tay bác sĩ".

... đến những chuyến đi chưa biết ngày về

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ - Ảnh 5.

Khoảng khắc vui vẻ của chị Nguyễn Ngân Hà cùng đồng đội nơi vùng dịch Bắc Giang Ảnh: NVCC

Là một trong 200 cán bộ y, bác sĩ được điều động chi viện đến Bắc Giang từ ngày 15/5, chị Nguyễn Ngân Hà (SN 1988, nhân viên y tế của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) phụ trách hoạt động chống dịch và là "người làm báo" nơi vùng dịch Bắc Giang.

Những ngày đầu xuất quân, chị Hà tin tưởng thời gian trở lại Quảng Ninh sẽ rất sớm, nhưng tình hình dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, số ca nhiễm tăng lên mỗi ngày, chị Hà cùng các đồng đội đã xác định, chuyến đi này chưa biết ngày về.

Chị Hà chia sẻ, đoàn 200 y, bác sĩ được chi viện đến Bắc Giang được chia thành 10 đội. Chị là thành viên của đội thứ 10 được giao nhiệm vụ truy vết, thực hiện công tác phòng dịch tại khu vực huyện Việt Yên. Bất chấp thời tiết nắng nóng đến hơn 40 độ C, chị Hà và nhiều anh, chị em bác sĩ không biết mỏi mệt trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Chị cho biết: "Tại Bắc Giang, công việc chính của tôi là lấy mẫu xét nghiệm. Thời gian đầu mới đến Bắc Giang, vì công việc truy vết, lấy dịch tễ đòi hỏi phải nhanh, gấp với số lượng lớn nên nhân viên y tế phải lấy mẫu đến nửa đêm, thậm chí là 2-3h sáng. Mặc dù làm công tác phòng dịch nhưng cái "máu" tác nghiệp có lẽ không lúc nào dập tắt trong tôi. Nhất là khi đến tâm dịch, tôi càng muốn truyền tải các hoạt động của anh chị em bác sĩ, nhân viên y tế và tinh thần chống dịch của người dân, cùng những hình ảnh về những đồng lúa chín rộ, những con đường, lối ngõ không một bóng người. Hay là cảnh người dân xếp hàng tại sân chùa để lấy mẫu - nơi mà vào ngày thường, người dân sẽ đến với một tâm thế an yên".

Cán bộ y tế kiêm phóng viên và những đêm không ngủ - Ảnh 6.

Chị Nguyễn Ngân Hà (trái) làm nhiệm vụ tổng hợp danh sách người dân làm xét nghiệm nơi tâm dịch Bắc Giang. Ảnh: NVCC

Và tình người nơi vùng dịch với những câu thăm hỏi, động viên bằng ly nước, hay những chùm vải, những bó sen hồng thắm... đã khiến những y, bác sĩ, nhân viên y tế đến từ nơi xa cảm thấy ấm lòng.

Những điều mộc mạc, giản dị nhưng ấm áp tình người ấy khiến chị Hà cùng hàng trăm y, bác sĩ như được tiếp thêm sức mạnh để không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn ghi lại nhiều câu chuyện, nhiều khoảnh khắc hơn nữa nơi tâm dịch đến với hàng triệu độc giả.

Cuộc chiến với COVID-19 sẽ còn dài, còn bao câu chuyện chưa được kể lại và cũng không ít chuyện trong tâm dịch muốn được truyền tải rộng rãi như: Những lời khuyên, tư vấn, chia sẻ cũng như trăn trở của y, bác sĩ từ vùng dịch, những chuyên đề mang hơi thở cuộc sống và cần thiết với mọi gia đình... Nhưng điều chị Thanh, chị Hà cùng hàng trăm y, bác sĩ mong muốn lúc này là ngày về của họ được ngắn lại, để chị Thanh được thắp nén tâm nhang mẹ chồng, để gia đình đoàn tụ và chị được ôm những đứa con bé bỏng nhớ hơi mẹ vào lòng.

Để làm được điều đó, những cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch chỉ có một điều mong mỏi nơi cộng đồng - những người đang trong vòng an toàn trước dịch hãy thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Chị Thanh nhắn nhủ: "Nếu ai không biết sợ, không biết trân quý sinh mệnh mình trước dịch thì hãy xem và cảm nhận tất cả những hình ảnh bệnh nhân COVID-19 trở nặng, được cấp cứu nơi phòng bệnh..."

Sau nhiều ngày điều trị hậu phẫu về sản khoa và COVID-19, chị Đ.T.T (23 tuổi) đã cùng chồng và con gái (được chỉ định mổ cấp cứu trước đó) xuất viện trở về quê nhà Hưng Yên. Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2, chị Đ.T.T được chẩn đoán viêm long đường hô hấp trên, nhiễm COVID-19, suy thai. Sau mổ cấp cứu, bé gái chào đời nặng 2,8kg và được chăm sóc đặc biệt, cách ly riêng, không tiếp xúc với mẹ.

BS Nguyễn Quốc Khánh

Khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top