Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần giải pháp nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam

Thứ ba, 15:24 07/07/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Di cư là xu thế tất yếu và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Di cư không phải là bài toán của riêng một ngành nào mà là sự phối kết hợp chung tay của tất cả các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương.

Đây là nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Khởi động Chương trình nâng cao sức khỏe người di cư Việt Nam do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức sáng nay (7/7) tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết: Di cư là một xu thế tất yếu, gắn liền với quá trình phát triển. Theo đó, dân số trên thế giới hiện có khoảng hơn 7 tỷ người thì có 272 triệu người di cư.

Cần giải pháp nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 1.

TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Di cư là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Nơi đi là sự khuyết thế hệ và sụt giảm lực lượng lao động; nơi đến là các sức ép đối với cơ sở hạ tầng, dịch vụ an sinh xã hội, y tế, nước sạch, giáo dục, giao thông và thậm chí cả những vấn đề về an toàn, an ninh trật tự xã hội.

Bản thân người di cư cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều rào cản trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ trên, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe.

Theo Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến mọi quốc gia trên thế giới và đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Việc di chuyển, tiếp xúc của người di cư quốc tế đã làm gia tăng tình trạng lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia và trên toàn cầu.

Cần giải pháp nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Người di cư là nhóm dân số dễ bị tổn thương cũng phải đối mặt với những vẫn đề như mất việc làm, giảm lương đặc biệt là những nguy cơ về sức khỏe và những việc này cũng tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Theo báo cáo Di cư toàn cầu 2019 của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, thế giới có 272 triệu người di cư quốc tế trong số 7,7 tỷ người, tức cứ 30 người có 1 người di cư. Thế giới có 130 triệu phụ nữ di cư, chiếm 48% tổng số người di cư quốc tế; 74% người di cư quốc tế ở trong nhóm tuổi 20-64 tuổi. Các dòng di cư chủ đạo là từ Bắc xuống Nam, từ Nam đến Nam và từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.

Tại Việt Nam, tổng dân số là 96.2 triệu người (năm 2019), xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN và xếp thứ 15 trên thế giới. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68,0% tổng dân số. 

Với số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng cũng tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Cần giải pháp nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 3.

TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2016 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho thấy, năm 2016 cả nước có gần 6 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh. Tỷ lệ nam - nữ xuất cảnh tương đương nhau. Người Việt Nam di cư ra nước ngoài cao nhất ở nhóm tuổi 20-39. Lý do chủ yếu của người Việt Nam di cư ra nước ngoài là làm việc và học tập.

Trong nước, các dòng di cư chủ yếu là thành thị đến thành thị (36,5%); nông thôn đến thành thị (27,5%); nông thôn đến nông thôn (26,4%) và thành thị đến nông thôn (9,6%). Như vậy, dòng di cư chủ đạo tại Việt Nam là thành thị - thành thị và rất cách biệt so với các dòng di cư còn lại.

Năm 2019, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu Phân tích thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam nhằm xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe, các khoảng trống và ưu tiên đối với sức khỏe người di cư.

Cần giải pháp nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 4.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề và giải đáp các câu hỏi đặt ra nhằm thúc đẩy nâng cao sức khỏe của người di cư. Ảnh: Minh Trường

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư.

Chính vì vậy, tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề và giải đáp nhiều câu hỏi đặt ra nhằm thúc đẩy nâng cao sức khỏe của người di cư. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết kế, xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe người di cư, tăng cường khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người di cư trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình…

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Top