Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần làm gì để tránh gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi?

Thứ sáu, 15:00 03/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gãy cổ xương đùi là nguyên nhân nhập viện thường gặp thứ hai ở người lớn tuổi. Tỉ lệ bệnh lý này tăng dần đáng kể theo tuổi, 90% các trường hợp gãy cổ xương đùi xảy ra ở những bệnh nhân trên 65 tuổi. Một chấn thương nhẹ như trượt chân, ngã nhẹ... cũng có thể gây gãy xương ở người già.


Để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải rèn luyện tập các bài tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi.     Ảnh: Chí Cường

Để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải rèn luyện tập các bài tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi. Ảnh: Chí Cường

50% số bệnh nhân không phục hồi chức năng ban đầu

Gãy cổ xương đùi không những ảnh hưởng đến người bệnh mà còn tăng gánh nặng cho thân nhân và hệ thống y tế để chăm sóc điều trị cho bệnh nhân.

Khoảng 50% số bệnh nhân sẽ không bao giờ phục hồi được chức năng ban đầu trước khi gãy xương và 25% các trường hợp phải được chăm sóc lâu dài. Tình trạng gãy xương có liên quan đến loãng xương này làm tăng nguy cơ gãy xương lần thứ hai, đặc biệt là trong hai năm đầu. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ gãy cổ xương đùi ở bên đối diện trong vòng 2 năm sau gãy cổ xương đùi lần đầu tiên là 4% đến 10%.

Tại Hoa Kỳ, chi phí y khoa trực tiếp để điều trị cho một bệnh nhân gãy cổ xương đùi trung bình là 40.000 USD trong năm đầu tiên và khoảng 5.000 USD trong những năm tiếp theo. Mặc dù được điều trị tối ưu tại bệnh viện, được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt, bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ xương đùi vẫn tăng đáng kể nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên, tỉ lệ tử vong là 21% đến 30%. Nguy cơ này tăng gấp 3 lần ở nam so với nữ, mặc dù tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở nam thấp hơn nữ. Bên cạnh tỉ lệ bệnh tật và tỉ lệ tử vong cao, gãy cổ xương đùi còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Gãy cổ xương đùi là bệnh lý có nhiều biến chứng. Bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể có những thay đổi về nhận thức và thần kinh, 10% bệnh nhân sẽ có suy giảm nhận thức như mất khả năng tập trung, giảm khả năng viết hay đọc một cuốn sách. Tình trạng này thường xảy ra hơn ở người trên 65 tuổi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị những cơn mê sảng với tỉ lệ 13,5 đến 33%. Tình trạng này biểu hiện rất đa dạng, có thể là tăng động, giảm động, thậm chí là trầm cảm.

Biến chứng tim mạch cũng rất đáng quan tâm ở những bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi, vì có thể gây tử vong nhanh chóng. Suy tim, nhồi máu cơ tim và huyết khối tĩnh mạch sâu là các biến chứng tim mạch thường gặp nhất. Tỉ lệ nhồi máu cơ tim thay đổi từ 35% đến 42% ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi trong thời gian xung quanh phẫu thuật. Thuyên tắc phổi là biến chứng có thể gây tử vong đột ngột ở những bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu, với tỉ lệ 1,4% đến 4,5% trong vòng 3 tháng sau mổ gãy cổ xương đùi.

Bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể gặp các biến chứng hô hấp như viêm phổi bệnh viện, suy hô hấp, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp người lớn, hay làm nặng thêm một bệnh phổi mãn tính sẵn có. Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh nhân còn có thể có các biến chứng ở đường tiêu hóa (khó tiêu, giảm nhu động ruột, táo bón, xuất huyết tiêu hóa do stress,...), tiết niệu (nhiễm trùng tiểu, tổn thương thận cấp...), huyết học (chảy máu, thiếu máu...), nội tiết và chuyển hóa (suy dinh dưỡng giảm protein - năng lượng...).

Cổ xương đùi là vùng có hệ thống mạch máu nuôi kém, do đó khả năng phục hồi tự nhiên sau gãy thấp. Hầu hết những bệnh nhân gãy cổ xương đùi phải trải qua phẫu thuật nếu muốn phục hồi lại chức năng ban đầu. Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh lý kèm theo, do đó càng khó khăn hơn trong vấn đề điều trị. Các nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng 20% số bệnh nhân sẽ xảy ra những biến cố không mong muốn và một số biến chứng có liên quan đến việc điều trị phẫu thuật. Khi bệnh nhân được phẫu thuật, có thể gặp một số tai biến của gây mê, có thể xảy ra phản ứng không tương hợp giữa cơ thể với các chất gắn kết xương được sử dụng. Bên cạnh đó, phẫu thuật không phải lúc nào cũng đạt được kết quả mong muốn, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay chậm lành xương.

Làm gì để giảm nguy cơ gãy xương?

Tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi là 22,5 đến 23,9 trên 100.000 dân ở lứa tuổi 50 và tăng lên gấp 30 lần ở lứa tuổi 80 với tỉ lệ lần lượt ở nam và nữ là 630 và 1.289 trên 100.000 dân.

Để phòng ngừa gãy xương, cần phát hiện sớm và điều trị tích cực loãng xương đối với người cao tuổi. Với những tiến bộ của y học ngày nay, nhiều loại thuốc điều trị loãng xương đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong điều trị sự suy giảm sức mạnh của xương, cũng như làm giảm nguy cơ gãy xương.

Người cao tuổi để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải quan tâm đến sức khỏe của xương ngay khi còn trẻ: Chế độ ăn đủ calcium và vitamin D, luyện tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi, kiêng rượu bia - thuốc lá, không lạm dụng các thuốc có chứa corticosteroid và các thuốc khác có nguy cơ gây loãng xương, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới sau 50 tuổi nên đo mật độ xương để phát hiện và điều trị sớm bệnh loãng xương, tư vấn với bác sĩ và các chuyên gia về điều trị và dự phòng bệnh loãng xương, phòng tránh nguy cơ ngã và kiên trì điều trị loãng xương khi đã xác định bị loãng xương.

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi rất thường gặp và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Mặc dù được điều trị tối ưu tại bệnh viện, được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt, nhưng bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ xương đùi vẫn tăng đáng kể nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên với tỉ lệ từ 21% đến 30%. Nguy cơ này tăng gấp 3 lần ở nam so với nữ, mặc dù tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở nam thấp hơn nữ.

Hải Hòa (Tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 14 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 22 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top