Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần luật hóa việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Thứ hai, 13:56 16/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa biết hoặc e ngại đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe tiền hôn nhân. Trong khi đó, theo ước tính, hàng năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 - 2% dân số.

 

Khám sàng lọc bệnh Thalassemia cho đối tượng trong độ tuổi kết hôn tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: P.V
Khám sàng lọc bệnh Thalassemia cho đối tượng trong độ tuổi kết hôn tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: P.V

 

Người thành phố cũng lơ mơ

Mặc dù chưa có nghiên cứu toàn diện về dị tật bẩm sinh ở Việt Nam nhưng qua các nghiên cứu quốc tế, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở Việt Nam nằm trong khoảng 1,5 - 2% dân số. Với ước tính này, hàng năm cả nước có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Trong số các dị tật, có các bệnh phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Trong tất cả các bệnh lý di truyền thì bệnh tan máu bẩm sinh có tần suất cao nhất, để lại gánh nặng, nỗi đau tinh thần cho người bệnh và gia đình. Việt Nam hiện có trên 5 triệu người mang gene bệnh và khoảng 20.000 người mắc bệnh ở thể nặng. Người mắc phải căn bệnh này cơ thể bị giảm trầm trọng khả năng sản xuất ra hemoglobin (một thành phần quan trọng của hồng cầu đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể), làm cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng và ứ đọng sắt. Thể nặng của bệnh có thể gây biến chứng gan lách to, tim to, suy tim, chậm lớn, thậm chí là tử vong sớm. Bệnh di truyền qua nhiều thế hệ nên ảnh hưởng xấu tới giống nòi. Thalassemia là bệnh di truyền lặn. Nếu cả hai vợ chồng cùng mang gene lặn, khi sinh con có 25% khả năng bị bệnh mức độ nặng do nhận cả hai gene của bố và mẹ truyền cho, 50% khả năng con bị bệnh mức độ nhẹ, hoặc là người mang gene bệnh của bố hoặc của mẹ truyền cho.

Từ số liệu của các bệnh viện lớn trên cả nước cho thấy, Thalassemia không chỉ là căn bệnh “độc quyền” của một số người ở vùng cao do hôn nhân cận huyết thống như mọi người vẫn nghĩ. Hiện nay, căn bệnh đã có mặt tại cả các tỉnh, thành phố lớn với tần suất đáng lưu ý. Không ít người dân ở thành thị với mức sống, trình độ dân trí cao nhưng lại khá… lơ mơ về căn bệnh này. Có người khi được hỏi đã trả lời, “tưởng bệnh này chỉ có ở vùng sâu, vùng xa” (?!).

Hiện cả nước hiện mới quản lý được khoảng trên 20.000 bệnh nhân. Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang quản lý khoảng 12.000 bệnh nhân, với 2.860 lượt điều trị nội trú/năm, trong khi chỉ có 40 giường bệnh, 2 bác sĩ, 8 điều dưỡng. Bệnh viện Nhi Trung ương quản lý khoảng 1.000 bệnh nhân. Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM quản lý gần 4.000 bệnh nhân. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) quản lý khoảng 2.000 bệnh nhân, không đủ giường cho điều trị nội trú. Còn tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên... cũng có hàng trăm bệnh nhân đến để được điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, số bệnh nhân đến để khám và điều trị chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Những suy nghĩ hoàn toàn thiên lệch

Hiện nay, nhu cầu khám sức khỏe tiền hôn nhân của các bạn trẻ ngày càng gia tăng, nhưng trên thực tế, số người trong độ tuổi kết hôn đến các cơ sở y tế, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vẫn khá khiêm tốn. Trong khi đó, hàng chục nghìn trẻ em sinh ra hàng năm bị dị tật bẩm sinh do di truyền và một số yếu tố khác đang khiến gánh nặng bệnh tật nặng trĩu lên nhiều gia đình và ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều đôi lứa.

Theo bà Đoàn Thị Hương, chuyên viên tham vấn tâm lý (Trung tâm Tham vấn, nghiên cứu và tâm lý học cuộc sống), mỗi người đều có lý do khiến họ chưa sẵn sàng đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Có người sợ bị phát hiện ra bệnh tật, sợ bạn bè và người thân dị nghị “chắc là có vấn đề mới đi phải khám”, sợ rằng tình yêu của người kia không đủ mạnh để có thể vượt qua cú sốc, cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ... Đó là suy nghĩ hoàn toàn thiên lệch, vô hình chung làm ý nghĩa của việc khám sức khỏe với mục đích tích cực trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh nếu bắt buộc phải tham gia. Trong khi đó ở các nước phát triển, khám sức khỏe đã trở thành thông lệ bắt buộc với tất cả những ai muốn kết hôn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khám sức khỏe tiền hôn nhân được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Không chỉ có tác dụng dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho con cái sau này mà còn là cơ hội chuẩn bị sức khỏe cho việc mang thai cũng như hạn chế những rắc rối trong đời sống tình dục sắp tới.

Ở một số quốc gia trên thế giới, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân đã được luật hóa. Theo nhiều chuyên gia dân số, Việt Nam cũng nên luật hóa lĩnh vực này nhằm thúc đẩy hành vi sống có trách nhiệm của thanh niên, đặc biệt là những người chuẩn bị xây dựng gia đình nhằm nâng cao chất lượng giống nòi chất lượng dân số, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Khoản 1, Điều 23 Pháp lệnh Dân số (PLDS) quy định: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn… Điều 25 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định những điều tương tự. Cùng với việc triển khai thí điểm và nhanh chóng mở rộng địa bàn triển khai mô hình, ngày 7/1/2011, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 05/QĐ-BYT hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện, phòng ngừa, hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 

Nỗ lực to lớn của ngành Dân số

Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Từ năm 2013, mô hình đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành. Đến nay, mô hình đã cho ra đời hàng ngàn CLB tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân với hàng trăm ngàn thanh niên thành viên, đã chăm sóc sức khỏe, tư vấn cho hàng triệu lượt người. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Đồng thời làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh chuyển hóa bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

(còn nữa)

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top