Cẩn trọng với biến chứng của bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây đau đớn, khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng cho trẻ, vì thế cha mẹ chớ nên xem thường!
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh rất dễ bùng phát thành các ổ dịch. Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao bị mắc căn bệnh này.

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra.
Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Virus gây bệnh có thể được phát tán ra bên ngoài trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Hình thức lây lan chính của bệnh tay chân miệng là thông qua tiếp xúc với các chất lỏng trong mụn nước hoặc các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng khi tiếp xúc với bề mặt vật dụng chứa virus, thực phẩm đã nhiễm virus hay phân của người bệnh.
Do đó, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần thông báo cho giáo viên và cho trẻ ngừng đến trường cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn, tất cả các mụn nước đã khô lại.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng theo từng giai đoạn
Bệnh tay chân miệng được phân chia thành 4 cấp độ. Tùy theo triệu chứng và mức độ của bệnh tay chân miệng mà có những dấu hiệu như sau:
Tay chân miệng độ 1
Là lúc trẻ mới mắc bệnh, bé thường bị sốt nhẹ, nổi những đốm đỏ trên da, tổn thương da mới chỉ nhẹ hoặc bị loét miệng bề ngoài. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Ngược lại, bệnh sẽ diễn tiến với mức độ nặng hơn.
Tay chân miệng độ 2
Bệnh tay chân miệng độ 2 sẽ gồm có độ 2a và độ 2b, cụ thể như sau:
Cấp độ 2a: Trẻ sốt cao trên 39°C, kéo dài hơn 2 ngày, hay bị giật mình. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, lừ đừ do sốt, đau họng, nôn trớ...
Cấp độ 2b: Một số trẻ sẽ bị giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút, mạch đập nhanh, sốt cao không hạ, ngủ gà... Một số trẻ lại run tay chân, đi lại không vững, rung giật nhãn cầu, hay bị sặc khi nuốt.
Tay chân miệng độ 3
Cấp độ này trẻ sẽ có những dấu hiệu: Huyết áp tăng, mạch đập nhanh có khi trên 170 lần/ phút, thở dốc, toàn thân lạnh và toát nhiều mồ hôi, rối loạn tri giác.
Tay chân miệng độ 4
Ở cấp độ nặng nhất này, trẻ có thể bị suy hô hấp, tuần hoàn, tím tái toàn thân,... Khi đó, trẻ cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi nốt phỏng nước trên da
Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, nếu không được chăm sóc tốt, bé có thể tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng hô hấp: Khiến người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở, thở dốc,..
- Biến chứng não bộ: Dẫn đến một trong những bệnh viêm màng não, viêm não… Đồng thời kèm theo những biểu hiện như trẻ hay giật mình, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược, nhãn cầu bị rung hoặc giật,...
- Biến chứng tim mạch: Bệnh viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch… Bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, xử lý nhanh chóng.
Chính vì vậy, khi bé bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan! Thay vào đó, cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con để chữa kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bệnh tay chân miệng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Khi điều trị bệnh tay chân miệng cho bé, ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ những biểu hiện của trẻ, cần phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng đang trở nặng để xử trí kịp thời.
Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng ở trẻ là giật mình. Việc giật mình này xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ thì bắt đầu giật nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì có khả năng sẽ trở nặng, cha mẹ nên cho trẻ đến viện ngay.
Ngoài ra, có một số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, dễ bị hoảng hốt, mạch nhanh hoặc trẻ yếu tay, yếu chân; Trẻ nôn ói nhiều, nôn không kèm theo tình trạng tiêu chảy; Trẻ thở khó, thở rít thanh quản… Đây đều là những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đang trở nặng, phụ huynh phải cho con đến viện ngay.
Dấu hiệu quan trọng thứ ba là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng thuốc cũng không hạ) thì cha mẹ cũng cần lưu ý điều trị sớm cho trẻ.
Hỗ trợ đẩy lùi bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng, để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng, cha mẹ có thể cho bé kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.
Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da trên thị trường ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về gel Subạc. Vừa qua, sản phẩm Subạc cũng vinh dự đạt giải thưởng "Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024".

Gel Subạc giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tay chân miệng
Với sản phẩm cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... nên sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, cũng như hỗ trợ làm lành vết thương.

Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, làm lành vết thương
Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh tay chân miệng và các biến chứng nguy hiểm. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả!
Anh Thư
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 15 giờ trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 22 giờ trướcGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.