Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành' đang rầm rộ hiện nay
GĐXH - 'Chữa lành' hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là healing, là thuật ngữ thể hiện các biện pháp trong việc phục hồi sức khỏe, cảm xúc, tâm lý, tình cảm con người. Thuật ngữ này ngày càng phổ biến và trở thành trào lưu trong vài năm trở lại đây.
'Chữa lành' là gì?
Mong muốn được xoa dịu, chữa lành những tổn thương, nỗi đau về thể chất và tinh thần, vứt bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an để thư thái, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn... là nhu cầu bình thường của nhiều người dân trong cuộc sống hằng ngày và cần được tôn trọng. Nhưng ngay cả khi ở trong trạng thái bế tắc nhất về mặt tâm lý, chúng ta cũng cần cố gắng dành một chút ít sự tỉnh táo khi chọn các phương pháp chữa lành. Trước tiên, là dưới góc nhìn khoa học.

Nhưng ngay cả khi ở trong trạng thái bế tắc nhất về mặt tâm lý, chúng ta cũng cần cố gắng dành một chút ít sự tỉnh táo khi chọn các phương pháp chữa lành.
Theo giới chuyên môn, thuật ngữ trị liệu chữa lành (wounded healer) được nhà tâm thần học và phân tâm học Carl Jung (người Thụy Sỹ, sáng lập trường phái Tâm lý học phân tích) nêu ra vào năm 1951, sau đó xuất hiện nhiều trong các văn bản về phân tâm học và tham vấn, trị liệu tâm lý.
Hiểu một cách đơn giản, chữa lành là việc xoa dịu, chuyển hóa cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an, cảm giác bị tổn thương của một người trở về trạng thái an yên, mãn nguyện, giúp họ tiếp tục tìm được những niềm vui, ý nghĩa sống lạc quan.
Vài câu an ủi bỗng chốc trở thành chuyên gia tâm lý chữa lành
Có lẽ chưa bao giờ trào lưu "chữa lành" lại được phát triển phổ biến như hiện nay. Bất cứ điều gì khiến tâm hồn con người ta thư thái, an nhiên; những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu; những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực, bất an được vứt bỏ, họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn thì đều được gọi là "chữa lành".
Hiện nay, chỉ cần lên Google gõ cụm từ “chữa lành”, sẽ cho ra khoảng hơn 60 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng vài giây với những cụm từ như: “chữa lành tâm hồn”, “chữa lành trái tim”, “du lịch chữa lành”, “âm nhạc chữa lành”, “điện ảnh chữa lành”, “cách chữa lành vết thương tâm lý”...

Các bác sĩ tâm lý thường phải mất 4-5 năm, thậm chí cả chục năm để có bằng cấp liên quan đến tư vấn tâm lý, nhưng với các "chuyên gia", các "coach" "chữa lành" thì dường như người ta không thấy có một nơi nào đào tạo bài bản, bằng cấp, mà tất cả là tự nhận mà ra.
Không phủ nhận vai trò của trào lưu "chữa lành" khi nhiều người tự thay đổi được bản thân, cảm xúc, tâm lý, thoát khỏi rối loạn, trầm cảm, lo âu. Tuy nhiên, không ít người đã dùng phương pháp “chữa lành” để nhằm mục đích trục lợi.
Sau thời gian khủng hoảng kinh tế năm 2023, nhiều người có xu hướng tìm đến các lớp học, khóa học "chữa lành" kéo dài từ 3-6 tháng nhằm mục đích mong muốn bản thân có thể trở về trạng thái an yên, mãn nguyện, giúp họ tiếp tục tìm được niềm vui, ý nghĩa sống lạc quan.
Chia sẻ với PV Gia đình và Xã hội, Chị N.T.M.T (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết: "Sau khoảng thời gian ly hôn chồng, thời gian đầu tôi thường sống khép kín và nuôi 3 đứa con ăn học, không muốn giao du, tiếp xúc với ai. Sau đó, tôi có biết đến các khóa học "chữa lành" thông qua tìm kiếm Facebook. Tôi được người tư vấn cho lộ trình tham gia khóa "chữa lành" từ 3-6 tháng. Mức giá khoảng 10-16 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thông tin chuyên gia tâm lý "chữa lành" cho tôi thì họ trả lời rất sơ sài, thậm chí là có những bạn chỉ 24-25 tuổi, bằng tuổi con tôi. Lên mạng tìm kiếm thì không thấy chuyên gia nào trẻ tuổi như thế cả. Nhưng họ vẫn rất kiên trì hỏi thăm tôi và có ý thúc giục tôi tham gia khóa học này. Tôi thấy không an tâm nên không tham gia, bởi với tôi những trung tâm uy tín phải có địa chỉ thăm khám rõ ràng, có bản đồ lộ trình chữa trị chứ không thể chữa lành online chỉ qua một vài thông tin mà bệnh nhân cung cấp được".
Tương tự, anh N.H.H (27 tuổi, Hà Nội) cũng cho hay, anh có người thân tham gia một khóa chữa lành trên mạng. Sau một thời gian tham gia, người thân của anh phải bỏ ngang vì càng học càng không hiểu gì và tình trạng tâm lý càng nặng hơn.
Anh H chia sẻ thêm, sau khi người thân của anh tham gia khóa học này thì thấy rất nhiều người sau khi tham gia hội thảo chữa lành, hay các cuộc khảo sát lấy ý kiến về khoa học chữa lành, xem các video chữa lành đã bị cài cắm mua hàng, mua thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… rồi rước họa vào thân.
Chị M.M (Đồng Nai) cho biết con chị cũng có vấn đề về tâm lý. Sau đó, chị đã tìm hiểu trên mạng về các khóa chữa lành, sau đó chị có đến gặp một người tự xưng là tiến sĩ tâm lý trị liệu. Lúc này, sức khỏe của con là quan trọng nhất, chị M đã đóng một khoản tiền lớn và được vị tiến sĩ này kết luận rằng con chị bị hư não. Chị M như rụng rời chân tay, mất ăn mất ngủ vì kết luận của vị tiến sĩ này.
Vài ngày sau, khi xem báo chí đăng tải, chị mới biết vị tiến sĩ này vừa bị cơ quan chức năng xử phạt vì dùng bằng cấp giả. Sau đó chị đưa con đến bệnh viện khám thì bác sĩ thông báo con chị chỉ chậm phát triển trí tuệ.
Cần hết sức cẩn trọng trước những lời mời tham gia khóa học chữa lành
Nói về vấn đề này, T.S Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết: "Người Việt Nam thường không có thói quen trị liệu tâm lý, khi gặp vấn đề trục trặc trong đời sống tinh thần thì lại đi cầu cúng, tìm đến các dịch vụ "chữa lành", nên hiện nay dịch vụ "chữa lành" do tư nhân tổ chức mọc lên rất nhiều. Đó là quy luật tất yếu.
Các trung tâm thường có sự quảng bá rất lớn, ví dụ mời đến hội thảo, kết hợp du lịch tâm linh, bán sản phẩm thực dưỡng nên kích thích tâm lý tò mò muốn trải nghiệm của nhiều người vì đánh đúng vào tâm lý, nhu cầu thực của họ. Nhưng người đứng ra tư vấn thực sự có được đào tạo bài bản hay không, có chứng chỉ không và trung tâm có được cấp phép không thì không ai biết. Có người thấy có hiệu quả, nhưng có người thì không.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Ảnh: TL)
Để tránh tiền mất tật mang, mỗi một cá nhân phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết, phải có trí tuệ, có tri thức phân biệt được "chữa lành" thật, "chữa lành" giả, lựa chọn dịch vụ phù hợp với bản thân, túi tiền của mình và để biết bản thân mình có cần được "chữa lành" hay không. Bản thân chính mình có thể tự "chữa lành" được mà không cần phải tìm đến các dịch vụ. Giảm bớt hoạt động vô bổ, chọn công việc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, thể trạng sức khỏe, làm việc hiệu quả, hưởng thụ hợp lý là chúng ta đã có thể tự "reset" lại cơ thể và tự "chữa lành".
Cùng quan điểm này, TS. Bùi Thị Phương Thảo, chuyên gia tâm lý, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, cho biết: ""Chữa lành" là một quá trình điều trị và phục hồi tái tạo lại sự cân bằng, hài hòa trong tâm hồn và cơ thể của con người. "Chữa lành" là cần thiết trong cuộc sống nhưng hiện nay phương thức "chữa lành" đang có hiện tượng bị lợi dụng để kinh doanh và thương mại hóa quá mức.
Những dịch vụ "chữa lành" đang có xu hướng tự phát, ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể kinh doanh dù không có chuyên môn gì về y tế, tâm lý. Các cơ quan chức năng hiện nay chưa có quy định cụ thể cho loại hình chữa trị này. Tất nhiên hiện tượng nở rộ trào lưu "chữa lành" là do quy luật phát triển tất yếu của xã hội, có cung ắt có cầu. Trên thực tế không thể phủ nhận "chữa lành" có nhiều mặt tốt, nhưng hiện nay nhiều dịch vụ "chữa lành" đang biến mọi thứ trở nên cao siêu, huyễn hoặc với mục đích thu tiền. Kiếm tiền trên những người có đau khổ, tổn thương đôi khi lại dễ nhất.
"Chữa lành" thực chất là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người, chúng ta cần hướng vào bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình, để luôn cảm thấy an yên, cân bằng dù bên ngoài xảy ra bất cứ điều gì. Các cụ ngày xưa cũng thường nói, thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất để "chữa lành" mọi tổn thương. Chúng ta đôi khi chỉ cần sống một cuộc sống thường nhật an yên, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hòa nhập với thiên nhiên, tĩnh dưỡng là đã có thể tự "chữa lành" mà không cần phải làm điều gì đó cao siêu".

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Việc thực hiện thủ tục cấp lại hộ chiếu (passport) hết hạn kịp thời là rất quan trọng, giúp đảm bảo các kế hoạch không bị gián đoạn. Vậy thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) năm 2025 được quy định thế nào?

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.