Càng nhỏ tuổi mắc cận thị càng nguy hiểm
GiadinhNet - Cận thị đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo các thống kê khác nhau, ở nước ta tỷ lệ cận thị khoảng 20-60% tùy theo độ tuổi và tùy khu vực thành thị hay nông thôn, trong đó ước tính có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm 2/3 và tập trung chủ yếu ở đô thị .
Cận thị ở lứa tuổi tiểu học rất đáng lo ngại
Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, chưa có một cuộc điều tra cơ bản nào một cách sâu rộng và toàn diện về tình trạng mắc bệnh cận, loạn thị trong học sinh nên chưa thể có một đánh giá chính xác. Tuy nhiên, theo những con số từ vài địa phương gửi về báo cáo Bộ Y tế, có thể thấy rằng tình trạng học sinh mắc bệnh cận, loạn thị vẫn đang gia tăng. Ví dụ, năm 2014, qua khám sàng lọc của Trung tâm Chuyên khoa Mắt tỉnh Ninh Thuận tại 42 trường học cho thấy, tỷ lệ học sinh cấp 3 mắc cận thị khoảng 10%, học sinh cấp 2 là khoảng 25%. Bệnh cận thị có số lượng học sinh mắc ngày càng nhiều và độ tuổi mắc ngày càng nhỏ là điều rất đáng lo ngại.
Những năm gần đây mặc dù chúng ta đã cải tiến chương trình, giảm tải cho học sinh, giảm nhẹ thi cử nhưng số học sinh cận thị vẫn không giảm. Ở nhiều địa phương, qua thống kê thấy học sinh cấp 1 (6 - 10 tuổi) mắc cận thị cao gấp 5 lần so với học sinh cấp 3. Nguyên nhân, ở lứa tuổi này, cơ quan thị giác chưa hoàn chỉnh cả về mặt cấu tạo và sinh lý nhưng nhiều gia đình, do mải công việc, không bắt con em học tập, các cháu có nhiều thời gian rảnh nên đã chơi điện tử, đọc truyện tranh nhiều hơn mức cho phép khiến mắt phải làm việc căng thẳng sinh ra cận. TS. Hoàng Cương, Viện Mắt TƯ khẳng định, giải trí bằng trò chơi điện tử đòi hỏi sự tập trung cao độ do hình ảnh liên tục chuyển động, những lúc ham chơi, các cháu dí sát mắt vào màn hình máy tính nên cận càng đến nhanh. Thêm vào đó, ở trường học, hiện ánh sáng đã được cải thiện nhiều nhưng bàn ghế nhiều nơi vẫn chưa đạt chuẩn, các em ngồi chưa đúng tư thế, cúi sát bàn, với em ngồi phần rìa ngoài và rìa trong lớp dễ bị chói, lóa, khiến mắt phải điều tiết và mau mệt.
Tác hại khi mắc cận thị sớm
Ở các cháu lứa tuổi đi học ( 6-18 tuổi) cận thị sẽ diễn tiến trong nhiều năm, bệnh có thể nặng lên hoặc dừng lại. Cận thị phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào lứa tuổi bị cận thị. Nghiên cứu của Bộ Y tế, nếu dưới 8 tuổi đã bị cận thị thì mỗi năm sẽ tăng lên 1 diop. Nếu từ trên 8 tuổi đến 10 tuổi bị cận thị thì thường cứ 3 năm tăng thêm một diop. Sau 4-5 năm, mức độ tăng cũng sẽ ngừng lại, nhưng sau đó lại có những đợt phát triển mới làm mức cận thị nặng thêm như trong thời kỳ thai nghén, mắc bệnh lao, thương hàn...Với những trẻ cận thị bệnh lý, cận từ 7 diop trở lên, có khi tới 15- 20 diop, nhãn cầu dài và dãn to, củng mạc bị dãn khiến cho mắt hơi lồi và mắt vận động chậm chạp lờ đờ. Giác mạc bị teo, võng mạc về sau cũng sẽ bị tổn hại, làm cho thị giác giảm sút nghiêm trọng.
Cách phát hiện sớm bệnh
Theo TS. Hoàng Cương, dấu hiệu thường thấy ở các trẻ bị mắc cận thị là hay nheo mắt khi nhìn xa, nhìn bảng và thích ngồi gần tivi khi xem, khi học bài thường cúi thấp đầu, mắt sát vở, thường viết sai lỗi khi chép bài trên bảng, ngồi học lâu dễ mỏi mắt. Trẻ em bị cận thị sớm thường bị hạn chế học tập, hạn chế tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế sinh hoạt một số lĩnh vực. Nếu không được đeo kính chỉnh mắt thì độ cận ngày càng tăng nhiều, có thể dẫn đến biến chứng thoái hóa sắc tố võng mặc, bong võng mạc gây mù lòa.
Khi đã mắc cận thị phải làm thế nào ?
Điều quan trọng đầu tiên khi các cháu mới mắc cận thị là cha mẹ, thầy cô cần phát hiện sớm để điều chỉnh bằng thuốc, bằng luyện tập hoặc đeo kính để các cháu không bị tăng độ. Sau mỗi 6 tháng phải đưa trẻ đến viện để kiểm tra lại mắt để bỏ kính hoặc chỉnh lại độ kính cho chính xác. Với các cháu mới cận hoặc cận nhẹ, có thể dùng ngay viên bổ mắt để mắt không bị tăng độ, kéo mắt trở lại như ban đầu.
Trước tình trạng cận thị đang gia tăng trong học đường, Công ty CP dược Trung ương Mediplantex đã sản xuất thành công sản phẩm giúp sáng mắt có hoạt chất Astaxanthin-một carotenoid tự nhiên chiết xuất từ vi tảo lục Haematococcus Pluvialis Nhật Bản với khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 800 lần CoQ10; 6000 lần vitamin C giúp ngăn cản quá trình ôxy hóa gây lão hóa và tổn thương tế bào mắt, giúp tăng cường khả năng điều tiết, cải thiện thị lực, hỗ trợ phòng ngừa bệnh cận thị, loạn thị, các tật khúc xạ của mắt. Theo các nhà chuyên môn, Astaxanthin có khả năng chống ôxy hóa mạnh nhất trong tự nhiên, lại có kích thước tiểu phân rất nhỏ < 600 Dalton do đó có thể dễ dàng thấm sâu vào cấu trúc tế bào, đặc biệt là cấu trúc tế bào mắt và tế bào thần kinh. Thêm vào đó, những dưỡng chất như lutein, bilberry extract (cao việt quất), vitamin A, vitamin B2 trong sản phẩm giúp trẻ không bị mỏi mắt khi học tập, cải thiện vi tuần hoàn, tăng dòng máu đến nuôi dưỡng, phục hồi tế bào mắt. Trẻ em học hành căng thẳng, học sinh phải làm việc nhiều với máy tính chỉ cần uống 1 viên/ngày là đã nâng cao được thị lực, tăng cường khả năng điều tiết, phòng chống cận thị, phòng tránh mờ mắt, nhức mỏi và nhiều bệnh liên quan tới mắt.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ataxavi Vision với thành phần Astaxanthin được chiết xuất từ vi tảo lục Nhật Bản, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt: Vitamin A, Vitamin B2, Lutein, Bilberry Extract giúp:
- Tăng cường thị lực, giảm mờ, khô, nhức mỏi mắt
- Ngăn ngừa cận thị tiến triển
- Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Sản phẩm của:
Công ty Cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex
ĐT: 043.66.86.111 – 1900.60.43
Số XNNDQC: 2230/2015/XNQC-ATTP ngày 20 tháng 11 năm 2015
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
PV/Báo Gia đình & Xã hội
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 1 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 1 giờ trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 8 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 8 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 10 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 10 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 23 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...