Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Thứ ba, 14:59 01/04/2025 | Y tế

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều người nhập viện xảy ra gần đây trên địa bàn TP HCM khiến cộng đồng bất an. Đáng lo hơn, biến cố này xảy ra nơi đông người, trường học, rình rập đến cả ngàn học sinh.

Dồn dập ngộ độc

Vụ mới nhất xảy ra tại Hệ thống giáo dục Tuệ Đức (tại 2 cơ sở Nguyễn Thị Định và Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP HCM). Trong 2 ngày 26 và 27-3, nhiều học sinh sau khi ăn sáng, trưa và xế tại trường đã có triệu chứng đau bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, một số phải nhập viện; nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.

Tiếp đến, Bệnh viện quận 11 (TP HCM) cũng tiếp nhận 37 trường hợp nghi ngộ độc bánh mì, trong đó chủ yếu là học sinh Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh). Sau khi thăm khám, điều trị triệu chứng ban đầu, 35 bệnh nhân được uống thuốc và theo dõi tại nhà, 2 ca còn lại nhập viện được dùng kháng sinh, bù dịch, điều trị các triệu chứng.

Trong khi ngộ độc thực phẩm đang xảy ra dồn dập nơi trường học đông người thì ngay tại hộ gia đình, biến cố này cũng rình rập không kém. Chị N.T.T.H (ở TP Thủ Đức) cho hay sau bữa ăn tối, 1 giờ đêm, chị đột nhiên bị đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều lần, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP HCM) cấp cứu. "Bữa tối cả nhà có ăn thịt gà, sau đó, tôi ăn vặt 1 gói bim bim. Tuy nhiên, cả nhà thì không sao nhưng chỉ riêng mình tôi bị, có lẽ do gói bim bim. Hiện tình trạng đau bụng, nôn ói đã hết nhưng người còn rất mệt mỏi" - chị H. rầu rĩ.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Bệnh nhân được theo dõi ngộ độc thực phẩm tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện quận 11, TP HCM. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

ThS-BS Bùi Thị Duyên, Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), khuyến cáo trong những món ăn phổ biến khó tránh khỏi tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt một số thực phẩm chứa patê. Đây là món ăn rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách ở nhiệt độ lạnh từ 0-4 độ C. Khi để ở nhiệt độ phòng quá lâu hoặc chế biến và đóng gói không bảo đảm, patê có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum hoặc các loại vi khuẩn gây ngộ độc khác. Ngoài ra, các loại như thịt, chả, xúc xích cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn nếu không được nấu chín kỹ hoặc để ngoài không khí quá lâu. Các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Listeria và E.coli có thể phát triển trong những thực phẩm này. Đối với nhân trứng và xốt, nếu không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách thì dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Không chỉ vậy, một số loại rau sống cũng có thể nhiễm các vi khuẩn như E.coli, Shigella hoặc các loại vi khuẩn đường ruột khác nếu không được rửa sạch hoặc ngâm qua nước muối. "Quá trình chế biến và vệ sinh không đạt yêu cầu, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc cấp tính như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội và sốt cao" - BS Duyên cảnh báo.

Khẩn trương xử lý, phòng ngừa

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Thị Bé, Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, ngộ độc có thể xảy ra sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, chủ yếu là vi sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc độc tố từ các vi sinh vật, hóa chất có trong thực phẩm. Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc, các triệu chứng sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Đối với ngộ độc do vi sinh vật, bệnh nhân thường có các triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở hệ tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Tiêu chảy có thể có máu hoặc chất nhầy trong phân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị sốt, vã mồ hôi và các dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng mất nước như khát nước, khô môi và tiểu ít. Trong khi đó, ngộ độc do hóa chất lại có triệu chứng không chỉ liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh và tim mạch. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như nhìn mờ, nói khó, đau đầu, chóng mặt, co giật, thậm chí là li bì, hôn mê, tụt huyết áp, loạn nhịp tim và khó thở.

Các bác sĩ lưu ý khi gặp phải ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải xử trí kịp thời để giảm thiểu nguy cơ và tổn thương sức khỏe. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng nhẹ như nôn ói, tiêu chảy ít và vẫn tỉnh táo, có thể xử trí tại nhà. Một trong những biện pháp là gây nôn để loại bỏ độc tố nhưng chỉ thực hiện nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không có dấu hiệu hôn mê. Sau đó, việc bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc nước lọc là rất quan trọng để tránh mất nước. Bên cạnh đó, có thể cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt như Paracetamol nếu có sốt và cho bệnh nhân ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu.

"Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn ói không ngừng, li bì, hôn mê, co giật, tiêu chảy nhiều lần với máu trong phân, sốt cao khó hạ hoặc mệt mỏi, khó thở, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ ngộ độc và đưa ra phương án điều trị phù hợp, có thể bao gồm truyền dịch, điều trị kháng sinh và các biện pháp hỗ trợ khác" - BS Bé nhấn mạnh.

Trước nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP HCM khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân và lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm. Đồng thời, yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc và xử lý vi phạm (nếu có). Cục cũng đề nghị tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và giáo dục cộng đồng về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. 

Nguy kịch vì ngộ độc rượu

Ngày 31-3, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu cho 6 trường hợp ngộ độc rượu. Các bệnh nhân này toàn nam giới, được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giuộc (Long An), gồm: Đ.T.Đ (28 tuổi), T.H.T (41 tuổi), P.V.T.B (50 tuổi), B.V.Đ (51 tuổi), Đ.V.L (51 tuổi) và P.N.Q.K (25 tuổi).

Trước đó, tối 29-3, nhóm người này đi du lịch ở Ninh Thuận và cùng nhau uống khoảng 6 chai rượu ngâm trái cây tự mang đi. Ngày 30-3, họ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, nghĩ do say rượu nên di chuyển về Tiền Giang. Trên đường đi, triệu chứng nặng hơn nên họ được đưa vào cấp cứu.

Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy, trong số này có 2 trường hợp bị nặng là B.V.Đ và P.N.Q.K. Cả hai mê sâu, tụt huyết áp, phải thở máy, điều trị tại Đơn vị Hồi sức chống độc để lọc máu liên tục, sử dụng cùng lúc hai màng lọc, kết hợp dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp.

Đến sáng 31-3, 4 bệnh nhân nhẹ hơn đã hồi phục, xét nghiệm cho thấy đã loại trừ được chất độc khỏi máu. Với 2 bệnh nhân hôn mê, ông B.V.Đ có tiến triển tốt, tỉnh táo, tiên lượng có thể cải thiện tốt trong thời gian ngắn. Riêng bệnh nhân P.N.Q.K vẫn chưa thoát hôn mê sâu. Với các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ xác định 6 bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc rượu do methanol (cồn công nghiệp).

X.Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 11 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 11 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 1 ngày trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 4 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Top