Cánh cửa mới cho 'thế hệ thất nghiệp' ở Trung Quốc
Khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, nhiều người trẻ chấp nhận làm các công việc tự do, linh hoạt như giao đồ ăn, livestream bán hàng.
Khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, nhiều người trẻ chấp nhận làm các công việc tự do, linh hoạt như giao đồ ăn, livestream bán hàng.

Những người lao động linh hoạt ở Trung Quốc tìm việc làm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giao đồ ăn. Ảnh: SCMP Elson Li
Áp lực từ các cố vấn nghề nghiệp tại trường đại học khiến Kayla Liu, tỉnh Hà Bắc muốn tìm được việc làm bằng mọi giá trước khi ra trường. Tuy nhiên, nữ sinh 21 tuổi học chuyên ngành tiếng Anh không thể tìm được một công việc toàn thời gian sau nhiều tháng. Vì vậy, cô quyết định mở một quầy hàng trên sàn thương mại điện tử Taobao, chuyên bán đồ trang sức thủ công. Cửa hàng trực tuyến của Liu mang lại khoảng 300 nhân dân tệ (42 USD) mỗi tuần, đủ để cô trang trải chi phí hàng ngày trong lúc tìm kiếm công việc toàn thời gian.
Trường Liu ép buộc sinh viên sắp tốt nghiệp ký hợp đồng việc làm linh hoạt. Liu cho rằng chỉ thị này nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp để không phản ánh chất lượng kém về trường của cô.
"Có vẻ như trường đại học của chúng tôi đang thúc đẩy những người không thể học cao học hoặc không tìm được việc làm nộp đơn xin việc làm linh hoạt và có được bằng chứng về việc làm. Họ sẽ làm bất cứ điều gì để tăng tỷ lệ việc làm của sinh viên. Điều đó giống như chúng tôi không được phép thất nghiệp sau khi ra trường. Điều này làm tăng thêm áp lực tâm lý cho những sinh viên mới tốt nghiệp vốn đang chật vật tìm việc trong thị trường lao động nghiệt ngã này", Liu nói.
Trường hợp của Liu không phải là duy nhất. Nhiều sinh viên cho biết họ bị nhà trường gây áp lực phải đảm bảo có việc làm trước khi tốt nghiệp - một hiện tượng mà truyền thông Trung Quốc đã phản ánh trong mùa tốt nghiệp năm 2022.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã phản ứng bằng cách cảnh báo các trường đại học không được báo cáo sai số liệu việc làm và cam kết sẽ điều tra bất kỳ báo cáo nào một cách phù hợp. Bộ cũng yêu cầu các trường không được phép ép buộc hoặc lôi kéo sinh viên ký hợp đồng lao động hoặc việc làm. Cụ thể, nhà trường không thể giữ lại bằng tốt nghiệp để ép buộc sinh viên ký hợp đồng lao động, cũng như không thể bắt sinh viên ký vào bằng chứng việc làm giả.
Vào tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi ở Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 20,4%, còn trong tháng ba, con số này là 19,6%. Mọi chuyện sẽ diễn biến khác nữa khi mùa hè này, hơn 11 triệu sinh viên mới tốt nghiệp dự kiến tham gia thị trường lao động. Đáp lại, chính quyền trung ương đã áp dụng "chiến lược ưu tiên việc làm" với hy vọng có thêm 12 triệu việc làm mới trong năm nay.
Trở lại câu chuyện của Liu, cô xác định mình làm nghề tự do, gia nhập vào nhóm hàng triệu người có nghề nghiệp tương tự trên khắp Trung Quốc. Theo số liệu gần đây của Cục Thống kê Quốc gia, Trung Quốc có 200 triệu người làm nghề linh hoạt vào cuối năm 2021, gấp gần ba lần so với năm 2020. Hơn 16% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc vào năm 2020 và 2021 đã chọn việc làm linh hoạt, theo dữ liệu từ Trung tâm Hướng nghiệp và Thông tin Sinh viên Giáo dục Đại học Trung Quốc.
Những người được tuyển dụng làm nghề linh hoạt không bị ràng buộc bởi các hợp đồng lao động chính thức và bao gồm những người làm việc bán thời gian, công việc tạm thời và thời vụ, cũng như những người làm nghề tự do và doanh nhân.

Livestream bán hàng, sáng tạo nội dung số đang là 'cánh cửa rộng mở' cho người trẻ Trung Quốc. Ảnh: Pinterest
Với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, những người lao động linh hoạt ở Trung Quốc đang tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giao đồ ăn, bán hàng tự động trên đường phố, phát livestream và sáng tạo nội dung truyền thông xã hội.
Với hơn một phần năm người Trung Quốc ở độ tuổi từ 16 đến 24 thất nghiệp, việc làm linh hoạt đang được coi là giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục ở thanh niên Trung Quốc hiện nay. Đây là một vấn đề phức tạp do dân số ngày càng già đi và thu hẹp lại.
Chính quyền địa phương trong những tuần gần đây cũng đã tăng cường hỗ trợ cho việc làm linh hoạt. Các tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông, Chiết Giang và Quảng Đông thiết lập các trạm di động để giúp người lao động tìm được công việc như vậy.
Ở tuổi 22, Chelsea Li, theo học ngành Nhân sự ở Thành Đô, cho biết: "Tôi có cảm giác như mọi người đang tranh giành để có được một vài vị trí giống nhau". Cô đã từ bỏ hy vọng tìm được công việc văn phòng và chuyển sang mở hàng rong bán bánh nướng, đồ tráng miệng trên đường phố. Bằng cách bán khoảng 60 phần vào mỗi buổi sáng, Li có thể kiếm khoảng 500 nhân dân tệ/ngày.
"Thành thật mà nói, đây là điều hạnh phúc nhất tôi có được kể từ khi tốt nghiệp, nó mang lại cho tôi cảm giác hài lòng. Tìm kiếm việc làm và gửi hồ sơ xin việc là một quá trình mệt mỏi", cô nói.
Đối với một số thanh niên Trung Quốc, lựa chọn việc làm linh hoạt cùng với số hóa và sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới có nghĩa là họ không bị bó buộc trong quan niệm truyền thống về công việc.
Leon Liu, 26 tuổi, sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc, cho biết với công việc linh hoạt, anh có thể dành nửa năm để đi du lịch trong khi làm việc từ xa. "Ban đầu, gia đình tôi không ủng hộ lắm và muốn tôi tìm một công việc lâu dài trong công ty, nhưng tôi cảm thấy kiểu làm việc linh hoạt này thực tế hơn. Bây giờ, tôi đã quen với việc quản lý khối lượng công việc và thu nhập của mình. Nhờ đó, gia đình dễ chấp nhận lối sống của tôi hơn".
Liu thông thạo tiếng Anh, Pháp và Đức, nhận dạy ngoại ngữ trực tuyến và điều phối các dự án trao đổi văn hóa giữa sinh viên Trung Quốc và Trung Đông. Anh còn là nhà tư vấn tự do cho các dự án kỹ thuật và kiến trúc.
"Làm việc trực tuyến và trở thành ông chủ của chính mình đã mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui. Số tiền tôi kiếm được đủ để trang trải các chuyến du lịch của mình. Tôi có thể chọn người mà tôi làm việc cùng, dự án nào sẽ thực hiện và có thể làm những việc thực sự ý nghĩa đối với tôi, như tương tác với những người từ các nền văn hóa khác nhau", Liu tiếp tục.
Summer Huang, 33 tuổi ở Quảng Châu, đã nghỉ việc tại một công ty công nghệ hai năm trước và đang là quản lý mạng xã hội độc lập. Cô còn viết và sáng tạo nội dung cho nền tảng phong cách sống trực tuyến Xiaohongshu. Thu nhập hàng tháng của cô dao động 20.000-50.000 nhân dân tệ, tùy thuộc vào công việc mà cô đảm nhận. Cô làm việc bốn ngày một tuần.
"Đôi khi nó còn mệt mỏi hơn cả công việc toàn thời gian trước đây của tôi. Bạn tự làm chủ bản thân. Nếu bạn ngừng làm việc, tiền sẽ ngừng đến. Bạn cần phải chuẩn bị cho sự bất ổn. Thu nhập có thể không thể đoán trước. Đó là sự đánh đổi để có nhiều tự do hơn", cô cho hay.
Lu Sina, 28 tuổi, đã bỏ công việc toàn thời gian tại một công ty sản xuất sản phẩm dành cho bà bầu vào năm 2022 sau khi làm việc ở đó được ba năm. Cô hiện là nhà tư vấn hoạt động tự do và cố vấn nghề nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu với mức thu nhập khoảng 20.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Nỗ lực khởi nghiệp đầu tiên của cô đã thất bại vào năm 2016, khi cô nhận thấy việc điều hành công ty du lịch của riêng mình quá mệt mỏi, phần lớn do cô thiếu chuyên môn. Vì vậy, Lu đã dành 9 tháng để lên kế hoạch, tiết kiệm tiền và vạch ra chi tiết các chiến lược của mình để đảm bảo thu nhập ổn định trước khi nghỉ việc.
"Mặc dù bây giờ tôi kiếm được ít hơn một chút so với công việc trước đây, tôi có nhiều tự do hơn, dành thời gian cho gia đình và có nhiều cơ hội thu nhận thêm kinh nghiệm sống như khi đi du lịch. Tôi nghĩ sự đánh đổi là xứng đáng. Tôi không thấy mình sẽ làm công việc truyền thống trong tương lai gần", Lu nói.
Việc được tuyển dụng linh hoạt cũng khiến cô suy nghĩ lại về những khả năng khác trong cuộc sống. Cô nói: "Bây giờ, tôi đang tìm cách học tiếp. Tôi có những người bạn khác ở độ tuổi 30 cũng được tuyển dụng linh hoạt và nhiều người trong số họ nói họ muốn đăng ký vào các trường hoặc chương trình mà họ không có cơ hội học, tiếp cận khi còn trẻ. Tôi cảm thấy việc được tuyển dụng linh hoạt khiến chúng ta ít bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc giai đoạn cuộc sống. Chúng tôi thấy tự do hơn để theo đuổi những gì mình muốn".
Hằng Trần (Theo SCMP)

Đề xuất tiếp tục giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Xu hướng - 21 giờ trướcGĐXH - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026. Với mức giảm đang áp dụng 50%, mức thuế sau giảm đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?
Xu hướng - 1 ngày trướcGiá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ
Xu hướng - 3 ngày trướcNăm nay, 'kho vàng đen' của Việt Nam có sản lượng lên tới hơn 274.000 tấn. Nhiều quốc gia đang mạnh tay gom mua với giá cao, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 1 tuần trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xu hướng - 1 tuần trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 1 tuần trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 1 tuần trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 1 tuần trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 2 tuần trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướngGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.