Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em
Ngộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Hình minh họa.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, ngộ độc thuốc và hóa chất là một trong những tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ ở trẻ em. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương cơ thể mà còn có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Các con đường khiến trẻ bị nhiễm độc phổ biến gồm: qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do uống nhầm và qua đường hô hấp do hít phải các chất độc trong không khí.
Những nguyên nhân tiềm ẩn trong sinh hoạt hằng ngày
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ngộ độc là do sự bất cẩn trong bảo quản thuốc và hóa chất của người lớn. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ uống nhầm nước tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung dịch thuốc lá điện tử… do các sản phẩm này được đựng trong các chai lọ quen thuộc như chai nước suối, nước ngọt đã qua sử dụng. Màu sắc bắt mắt và hình dáng quen thuộc khiến trẻ tò mò, dễ tiếp cận và uống nhầm mà không hề biết đó là chất độc.
Một nguyên nhân khác là việc sử dụng thuốc thiếu hiểu biết. Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con bị sốt hoặc ho đã tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm, dùng lại đơn thuốc cũ hoặc thậm chí chia nhỏ thuốc của người lớn để cho trẻ uống. Việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không rõ nguồn gốc hoặc tự ý điều chỉnh đơn thuốc đều có thể dẫn tới ngộ độc.
Ngoài ra, trong độ tuổi tiền dậy thì, trẻ bắt đầu có những biến đổi về tâm lý và có thể nảy sinh các hành vi tiêu cực khi gặp áp lực học tập, mâu thuẫn với người thân, bạn bè hoặc cảm thấy bị tổn thương tinh thần. Một số trường hợp trẻ có ý định tự tử bằng cách uống thuốc quá liều, gây nên tình trạng ngộ độc có chủ đích. Đây là tình huống đáng lo ngại, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình và nhà trường.
Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc cần nhận biết sớm
Các biểu hiện ngộ độc ở trẻ thường rất đa dạng, phụ thuộc vào loại chất độc và đường xâm nhập. Nếu nhiễm độc qua da, trẻ có thể nổi các nốt sưng đỏ hoặc phỏng rộp. Khi bị ngộ độc qua đường tiêu hóa, trẻ có triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc quấy khóc bất thường. Trong trường hợp hít phải khí độc, trẻ có thể xuất hiện cơn ho kéo dài, khò khè, kích thích đường thở hoặc khó thở.
Trong những tình huống nghiêm trọng, trẻ có thể có các biểu hiện toàn thân như thở nhanh hoặc chậm bất thường, da tím tái, co giật, mất ý thức và hôn mê. Đây là các dấu hiệu cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhiều người bệnh dù chỉ mới chớm rối loạn mỡ máu hay tiền đái tháo đường vẫn nằng nặc xin bác sĩ kê thuốc thay vì thay đổi lối sống.

Người phụ nữ 39 tuổi phát hiện khối u hiếm gặp trong tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 39 tuổi đi khám với dấu hiệu máu kinh nhiều bất thường. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh mắc u đệm bào hiếm gặp, loại u này dễ nhầm lẫn với u xơ tử cung.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.