Cảnh giác với trái cây cảnh từ bưởi, cam, quýt... chơi Tết, chơi xong có nên ăn?
GĐXH - Theo kinh nghiệm của nhiều người thì không nên dùng những quả bưởi, cam, quýt, quất trên những chậu cây cảnh chuyên để trưng làm cảnh dịp Tết để ăn.
Ngày Tết, để trang trí làm đẹp nhà cửa, nhiều người dân thường tìm chọn mua những loại cây cảnh sai quả, đẹp mã như bưởi, cam, phật tủ, quất... để trang trí nhà cửa với quan niệm năm mới nhiều tài lộc, nhiều may mắn cho gia đình.

Ảnh minh họa
Thông thường, bưởi, cam quýt... là món ăn lành mạnh, giàu vitamin, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những loại quả trồng làm cảnh trưng Tết lại được khuyến cáo không nên ăn, trừ khi đó là cây nhà bạn trồng hoặc người quen trồng và bạn biết rõ chúng an toàn.
Trái cây trồng trưng Tết có nên ăn?
Theo kinh nghiệm của những người làng nghề cây cảnh, để cây sai quả, quả to đẹp, người trồng vườn sẽ phải sử dụng thuốc kích thích, tăng trưởng và hóa chất để trái tươi lâu và không bị rụng khi di chuyển….
Chia sẻ với SKĐS, TS Nguyễn Văn Khải, nguyên cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, các loại cây cảnh trưng bày trong quá trình chăm sóc không phải tuân thủ nguyên tắc an toàn như sản xuất thực phẩm. Mục đích làm ra cây cảnh là để ngắm, nên nhà vườn sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc chống rụng quả… Các loại thuốc này thậm chí được sử dụng liên tục với mục đích tạo ra cây bắt mắt nhất. Đương nhiên khi đó, quả không còn an toàn để làm thực phẩm.

Ảnh minh họa
Cùng quan điểm này, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết, quất, bưởi, phật thủ, thậm chí là cam canh... là những cây cảnh, trong quá trình chăm bón, người trồng chỉ tập trung các kỹ thuật làm sao để cây cho ra càng nhiều quả càng tốt, quả không bị sâu bọ tấn công, đẹp về hình thức là được.
Để bảo vệ được quả, cho màu sắc đẹp, tươi rói, người làm vườn phải liên tục sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, bảo quản. Vì thế, không thể tránh khỏi dư lượng thuốc còn tồn đọng trên vỏ quả, ngay cả khi đem chậu cây đó về nhà cả chục ngày.
Các hóa chất này tồn động trong quả, khi ăn vào chất tăng trưởng sẽ tác động tế bào trong cơ thể con người khiến tế bào phát triển nhanh hơn, nguy cơ dễ gây bệnh tật, rối loạn sinh lý...
Dùng trái cây trưng Tết sao cho an toàn?

Ảnh minh họa
Trong trường hợp vẫn muốn tận dụng những loại quả trên thì phải sơ chế cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Nếu chỉ rửa bằng nước lã sẽ chỉ sạch phần bụi bẩn bên ngoài, không có tác dụng khử độc tố.
Để an toàn, bạn có thể ngâm quả qua vài lần nước muối để các chất độc ngấm sâu trong vỏ quả nhạt phai bớt hoặc ngâm trong các dung dịch rửa rau quả. Nếu có điều kiện, nên rửa các loại quả trên trong máy rửa hoa quả của các hãng uy tín sẽ yên tâm hơn. Sau khi ngâm, rửa kỹ, phơi quả ráo nước rồi mới cho vào lọ ngâm đường hay làm mứt tùy ý.
Với gia đình có sân vườn hay ban công, có thể tận dụng để trồng lại cây cảnh sau Tết. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây sẽ cho quả vào đúng Tết năm sau, vừa có cây để ngắm, vừa có quả an toàn để ăn.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 57 phút trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.